http//www.facebook.com/vu.xuanquyet.1

Thứ Sáu, 30 tháng 8, 2013

CHUYỆN XỨ VI NA KỲ 5 :CHUYỆN KỂ ÔNG VĂN MINH

PHẦN 3.
ĐÁM GIỖ VĂN MINH.

Lần trước đang nói dở về con bé Nhật Mỹ,con này ngày còn bé thường hay theo bố nó ra chợ để phụ mổ lợn. Tối về thì nấu cám nấu bã rồi lỉnh lót đi chơi với bọn trẻ con trong làng. Nhờ nhà có điều kiện về thịt thà với lại cũng chịu khó dậy sớm nhồi lòng cho ông Văn Minh nên thân hình nó có thể gọi là chuẩn. Đó là ngày trước,bây giờ thì nó sướng rồi. Từ ngày ông Văn Minh bán đất xây nhà,mua xe nó thay đổi nhiều lắm. Không ai còn nhận ra con bé Dần ngày trước nữa,thay vào đó là Nhật Mỹ-con cưng trong gia đình ông Văn Minh.

Chẳng biết là học đòi được ở đâu,hôm đầu tiên đi chơi tối nó mượn bố nó cái quần sooc,mượn mẹ cái quần len rồi nhảy lên xe thằng nào đó đứng đợi ở cổng. Rồi về sau nó không chơi đồ mượn nữa,tiền ông Văn Minh chu cấp cho nó đủ để nó đi spa,shopping luôn tục. Giờ nó đẹp lắm...
Nó thay mái tóc đen dài thẳng mượt ngày trước bằng bộ tóc vàng chóe,lại còn uốn quăn nhìn rất lạ mắt. Quần áo nó nửa mặc nửa che,mấy lần ông Văn Minh có hỏi nó mốt này ở đâu ra thì nó trả lời : " BÊN TÂY CHỨ Ở ĐÂU !"
Nó nổi tiếng không kém bố nó,có phần còn nổi hơn vì độ Văn Minh mà ai ai cũng biết. Ví dụ như nó sài tiếng Tây xen lẫn cùng tiếng Việt,ai không phải bạn nó đố mà hiểu được nó nói gì. Ròi cả cái phong cách sống vô cùng Tây của nó nữa. Năm lớp 10 nó yêu thằng Tuấn con bà Mùi bán cá,hai đứa yêu nhau sâu đậm lắm. Thường xuyên đi chơi tối cùng nhau,ông Văn Minh cũng biết chuyện này. Rồi chẳng biết tại sao giữa năm đó nó yêu tiếp thằng Hưng con ông Tư béo ghi đề,sau đó lại bỏ thằng Hưng yêu thằng Phương làm nghề cắt tóc gần cổng trường. Thời điểm nhiều nhất là năm lớp 12,nó yêu liên một lúc cả 4 thằng. Mà 4 thằng đều biết là cùng yêu chung con Mỹ. Thế mới lạ...
Rồi thì nó phá thai,sau đó lại có,và lại phá. Cứ như thế không biết bao nhiêu lần,nhưng từ khi học xong cấp 3 với cái bằng vớt vát đến giờ thì nó không thấy có thai nữa. 1 năm rồi chứ ít...

                                 **************************************  
Nó đi xuống tầng gặp ông Văn Minh,nhìn nó ông Văn Minh thầm liên tưởng mấy đứa con gái Tây trên TV. Ông thấy tự hào lắm ! con ông quả là VĂN MINH !
Ông bảo,mai nhà mình có giỗ,mày với mẹ mày đi mời hàng xóm láng giềng rồi chuẩn bị đồ đi. Mai tao mời toàn khách quý về đấy !
Nhật Mỹ vâng vâng dạ dạ rồi kiếm cớ chuồn,nó có cuộc hẹn với người tình ở N2 nên phải đến nhanh kẻo thằng kia lại về mất. Đang đói...

Rồi thì đám giỗ cũng diễn ra,đám giỗ to gần nhất cái làng bé tí ấy. Xe xếp kín cả sân nhà phải để nhờ sang cả nhà hàng xóm nữa mà vẫn còn chưa hết khách. Bạn của ông Văn Minh thì toàn người có tiếng,toàn người VĂN MINH cả. Chưa kể đến bạn bè của mấy đứa con,cũng TÂY không kém...

Cỗ có rượu Tây,có đồ ăn Tây và nổi bật nhất là thực đơn trên bàn. Cả cái làng này từ xưa đến nay đi ăn cỗ chưa biết cái thực đơn nó là cái gì,ấy thế mà nhà ông Văn Minh có,mà lại thực đơn ghi toàn tiếng Tây nữa chứ. Quả đúng là nhà VĂN MINH có khác. Bữa ăn đâu đó người ta nghe thấy có tiếng thì thầm chê đồ ăn nhạt quá,rồi rượu chát quá,và nhiều nhất vẫn là câu hỏi : "CÁI CHỮ NÀY LÀ CAI MÓN GÌ ẤY NHỈ ?"

Khi ai cũng đã nhét được lưng bụng rượu với đồ ăn Tây vào bụng rồi thì có sự lạ xảy ra. Ông Bảy,ngày xưa chung vốn mở lò mổ lợn với ông Văn Minh,từ ngày ông Văn Minh bán đất bỏ nghề thì Bảy mua lại lò làm một mình.  Chẳng biết rượu say hay là gì mà bỗng nhiên đứng dậy nói như hét : " Ê LÒ VĂN MỨT,CƠM NO RƯỢU SAY TỐI NAY TAO VỚI MÀY ĐI "MÁT SA" CÁI NHỈ. MẤY HÔM RỒI CHƯA ĐI ."
Mọi người cười ồ lên,đã lâu lắm rồi mới có người gọi ông Văn Minh là Văn Mứt,người làng toàn gọi là Ông Tây hoặc là ông Văn Minh chứ ai gọi như thế là phạm húy,ông Văn Minh không thích..
Nghe thằng Bảy gọi cả tên QUÊ của mình ra. Ông Văn Minh tức lắm ! Đã thế nó lại còn gọi cả họ của ông ra nữa chứ ! Cả làng cả tổng cười vào mũi ông cũng bởi vì hắn. Đã bao nhiêu lần ông định đổi thành họ Tây rồi mà chỉ vì chưa nghĩ ra họ gì,với lại còn đang sợ người lang dị nghị nên ông vẫn chưa đổi,giờ có thằng lôi cái họ Lò xấu xí ấy ra giữa bao nhiêu là khách quý,ông tức lắm !
 "Mẹ cha thằng QUÊ MÙA,mày gọi ai thế hả ? Ở đây không có ai tên là Mứt,chỉ có Tao là Văn Minh thôi. Rượu say rồi kiếm chuyện hả ! Thằng Nhật đâu,dìu nó ra xe cho nó tự đi về,ở đây toàn người VĂN MINH,cho cái thằng mổ lợn này vào làm xấu cả đám giỗ. "
Nghe bố quát.thằng Nhật đang phê phê rượu cũng nóng tiết chạy lại túm cổ áo ông Bảy lôi xềnh xệch ra ngoài cổng,không quên tặng cho cái bạt tai và câu dọa quen thuộc : "BIẾN NGAY KHÔNG TAO CHÉM !"
Ông Bảy cứ ngơ ngơ ngác ngác,chẳng kịp nói gì cả. Mà có cho nói cũng chẳng dám,thằng Nhật này nó chém thật chứ chẳng đùa. Chỉ biết cắm cổ ra lấy xe mà chuồn,ông thầm nghĩ : 
"THẾ LÀ VĂN MINH À ?"
..... 
Hết kỳ 5.
Đón đọc kì 6 : CƯỜNG QUỐC VINA
 
 

Cô gái trẻ muốn “lên giường” với 100.000 đàn ông

Cô gái trẻ muốn “lên giường” với 100.000 đàn ông

ANTĐ - Cô gái Ania Lisewska, 21 tuổi người Ba Lan đang cố gắng đến các thành phố khác nhau trên khắp thế giới để thực hiện mục tiêu của mình: “Lên giường” với 100.000 người đàn ông.

“Tôi thích những người nam đến từ Ba Lan, châu Âu và trên khắp thế giới. Tôi yêu thích sex, thích sự vui vẻ và đàn ông. Ở Ba Lan những vấn đề liên quan tới tình dục vẫn còn là điều cấm kỵ và bất cứ ai muốn được toại nguyện “giấc mơ chăn gối” đều bị coi như một kẻ biến thái, gái điếm hoặc là bị tâm thần”, Ania chia sẻ với tờ Austrian Times.

Cô gái Ania Lisewska- người có mong muốn được ngủ với 100.000 nam giới


Theo thông tin trên trang Facebook của Ania, hoạt động “sex marathon” đã bắt đầu từ tháng trước tại thủ đô Vácsava. Cô gái trẻ lên kế hoạch đi khắp Ba Lan trước khi tới các nước khác.
Cho tới nay, Ania đã sex với tổng số 284 người. Vì trang Facebook của cô chỉ có khoảng hơn 9000 lượt "thích", nên cô còn lập thêm một trang web để thu hút thêm nhiều “đối tác”.
Trong thực tế, Ania đã có bạn trai nhưng anh cho biết, không hề “khiếp” sở thích kỳ quặc của cô bạn gái và không còn sự lựa chọn nào khác là chấp nhận nó.
Mục tiêu khá kỳ lạ của Ania đã khiến cho nhiều người không khỏi nghi ngờ. Người ta tính rằng nếu Ania “quan hệ” với 100.000 người, mỗi người 20 phút thì cô sẽ phải mất 3,8 năm không tính ngày hay đêm và không nghỉ để ngủ, ăn hay vệ sinh. Còn nếu các “hoạt động” diễn ra vào cuối tuần thì thời gian cần có sẽ lên tới 20 năm!
Nguyệt Hân
Theo Huff

CHUYỆN XỨ VINA KỲ 5 : CHUYỆN KỂ ÔNG VĂN MINH

CHUYỆN XỨ VINA
KỲ 5 : CHUYỆN KỂ ÔNG VĂN MINH

PHẦN 2 : VĂN MINH LÀ PHẢI NHƯ TÂY.


Dòng họ Lò là dòng họ bé nhất nơi đây,nghe người trong họ kể lại thì trước kia có một người từ vùng cao xuống rồi định cư luôn ở đây. Lấy vợ,sinh con và dòng họ Lò có từ đó...

Ông Lò Văn Mứt,từ ngày bán đất đổi tên thành Lò Văn Minh,tiếng tăm nổi tiếng khắp gần xa người trong làng ai ai cũng biết.Ông mua xe máy,sắm TV đầu đĩa rất hầm hố. Thêm cả cái dàn karaoke hiệu Cali nghe nói rất đắt tiền mà ông khoe là bên TÂY hay dùng. Tối tối, ông cùng mụ vợ cắm đầu vào hò hét inh ỏi hết cả một góc làng,ai ai cũng ngưỡng mộ độ chơi và độ Tây của vợ chồng ông Văn Minh.. Chỉ cần đi quan đoạn nhà ông thì mọi người đều phải ngoái lại và chép miệng : " Chậc,Văn Minh thật !"



*****************************************************

Ông Văn Minh có 3 người con,2 trai một gái. Thằng con cả-Thằng Tèo ông đổi tên thành Lò Bá Nhật. Thằng con thứ tên Dần ông đổi tên thành Lò Thiên Pháp. Và cuối cùng,con bé Mão,ông đổi tên thành Lò Thị Nhật Mỹ. Và ông tự hào về những cái tên này lắm ! Bà con làng xóm ai cũng đều ghen tị với tên của những đứa con Ông,Ông thường hay bảo : " CÁI TÊN LÀM NÊN TẤT CẢ" . Ông dự định sau này bán thêm mấy miếng đất chỗ đền thờ họ sẽ cho thẳng cả sang Nhật,Thằng thứ sang Pháp và đứa con gái sang Mỹ. Bên đó rất văn minh...

Ông thường dạy con cái rằng sống ở trên đời cái quan trọng nhất là sĩ diện. Sống mà không có sĩ diện thì chẳng để làm gì. Chính vì thế mà người ta mới gọi là KẺ SĨ,HIỀN SĨ,SĨ PHU... Mà ở cái thời đại ngày nay, Người Càng VĂN MINH sĩ diện càng lớn,điều đó có nghĩa là. ĐỂ SĨ DIỆN CHÚNG TA PHẢI VĂN MINH.Ông đổi tên là VĂN MINH cũng vì lẽ đó...

Một hôm,ông gọi con cái lại kiểm tra xem sau bao nhiêu ngày tháng dạy dỗ,bao nhiêu tiền của đổ vào để chúng học thì bây giờ chúng đã VĂN MINH như thế nào.

Đầu tiên là thằng cả,ông cho nó đi học tiếng nhật đã mấy năm nay,đã tốn bao nhiêu tiền cho nó để sau này nó sang Nhật sinh sống. Tốn nhiều tiền như thế thì nó phải văn minh rồi,ông chắc chắn là như thế...

Thằng Nhật,nổi tiếng làng là tay chơi có tiếng. Cái gì mà ở làng này biết thì nó cũng biết,cái gì làng này chưa biết thì nó cũng vẫn biết. Nó đi xe giỏi vô cùng,dân làng nhìn nó đi xe chỉ bằng một bánh mà cứ trợn tròn mắt lên nhìn. Ai cũng phải khen nó giỏi,nó văn minh. Đúng là con nhà Văn Minh có khác, đấy là chưa kể nó còn biết tính cả kết quả lô đề. Chẳng thế mà ngày nào nó cũng ôm quyển sách mà nó hay gọi là THIÊN THƯ ra quán ông Tư béo ngồi nghiên cứu,nó phán con nào thì chắc chắn mấy hôm sau con ấy sẽ về. Nhưng đó chỉ là cái tài lẻ của nó, cái tài nhất là nó còn kiếm tiền trên vi tính. Nó làm cái gì mà gọi là đánh bóng ấy,nhiều tiền lắm...

Nghe Bố gọi nó lững thững đi từ trên gác đi xuống,biết chắc là bố nó kiểm tra VĂN MINH nên nó đã có bài bản sẵn rồi. Vừa xuống đến nơi nó phun ra một tràng : " hê lô,bông dăm a gi nô mô tô,tô ku ga oa, xa ku ta ra...". Ông Văn Minh cứ há hốc mồm ra mà nghe,rút cái khăn mặt trong túi ra lau mồ hôi xong bèn bảo nó : " Người Văn Minh nói xong phải giải thích,mày thử nói tao nghe xem mày hiểu thế nào về những câu tiếng Nhật đó?"

Biết ngay bố nó sẽ hỏi thế,nó liền thưa thưa gửi gửi :

Câu này có nghĩa là : " Dạ thưa bố,con hết tiền tiêu rồi bố cho con tiền tối đi chơi?"

Ông Văn Minh trầm ngâm một lúc rồi cười ha hả nói : " Giỏi,Thằng này giỏi. Mới học có mấy tháng mà đã biết cả câu xin tiền. Sau này sang đấy xin tiền người ta mới cho. Được,Tao khen."

Cầm tiền xong thằng Nhật hí hửng lên xe và chuồn ngay ra quán ông Tư,nó khoái lắm. Khoái vì cái sự VĂN MINH trong nhà mình...

Thằng Pháp,thằng này ít nói nhưng được ông bố quý hơn thằng anh. Vì thằng này VĂN MINH lắm,tóc nó đủ các loại màu,mỗi ngày nó lại đổi một kiểu. Tối nó ít khi ra đường vào ban ngày mà hỉ đêm mới hành động. Nó bảo bên TÂY người ta ngày ngủ còn đêm mới làm việc,đêm mới đi chơi. Trên người nó thì đủ các loại hình thù,mà theo như nó bảo đấy gọi là NGHỆ THUẬT VĂN MINH. Nó bảo bố nó yên tâm,hình này bảo hành đến lúc...bốc mả mới mờ !
Nhìn thấy nó ông Văn Minh lại nhớ đến mấy tay mới ra tù,ông thầm nghĩ : Ngày xưa pháp lập nhiều nhà tù nhất VN,chắc hẳn xăm mình là do người Pháp sáng tạo ra. Thì ra văn minh nước Pháp có lâu rồi mà mãi mình mới biết ! Con mình, Văn minh thật ! Tây thật !...
Thằng Pháp thì biết là bố nó đã kiểm tra xong thì uể oải đứng dậy về phòng ngủ tiếp. Nó phải giữ sức để tối nay đi cùng đám bạn. Nghe mấy cậu bảo tối nay sắm được loại "kẹo mới", tha hồ mà phê...

Nhật Mỹ là đứa con cưng của ông Văn Minh. Vẻ ngoài bốc lửa khơi dậy cảm giác ham muốn của bất kì thằng đàn ông nào.
(Còn tiếp )
......

Đón đọc tiếp phần 3 :

ĐÁM GIỖ VĂN MINH.

Thứ Tư, 28 tháng 8, 2013

CHUYỆN XỨ VINA KỲ 5. CHUYỆN KỂ ÔNG VĂN MINH

 PHẦN 1.

VĂN MINH

Xứ VINA tính đến nay đã ngót nghét 4 ngàn năm lịch sử,từ thời quấn khố cởi chuồng cho đến trước CM tháng 8 thì nhìn chung là...khổ. 1000 năm Bắc thuộc không phải là ngắn,rồi lại nội,ngoại chiến các triều vua cho đến đánh đuổi đế quốc. Phải công nhận một điều là trên địa cầu này có rất ít xứ nào như xứ VINA này !
Tuy vậy nhưng từ ngày đánh đuổi NGƯỜI TÂY ra khỏi xứ thì cuộc sống ND hoàn toàn thay đổi. Ruộng đất về tay ND,dân làm chủ cuộc sống của mình,quyết định vận mệnh của xứ mình. Vâng có thể nói xứ VINA đã có một nền dân chủ thực sự.

Có một nơi trên xứ VINA mà người ta hay gọi là LÀNG QUÊ,vâng cái nơi này gần như trở thành quê hương của mọi ND xứ VINA. Cũng dễ hiểu,bởi xứ VINA đi lên từ hai bàn tay trắng,ND phải lao động để xây dựng lại những gì đã bị chiến tranh tàn phá,bị bom đạn nghiền nát.ND sống ở đây được gọi là NGƯỜI NÔNG DÂN,họ hiền lành chất phác,sống tình cảm gắn bó với nhau. Với những cây đa,giếng nước,sân đình. Với những cánh diều và những đứa trẻ chăn trâu.... Tất cả tạo lên một bức tranh mang tên LÀNG QUÊ VIỆT NAM đẹp mê hồn,vẻ đẹp ấy in sâu trong tâm trí mỗi người dù cho họ có đi đâu,làm gì chăng nữa.

Nhưng ngày nay thì khác ! ! !

Xã hội bây giờ đã phát triển hơn,ND sống một cuộc sống đầy đủ hơn,sung túc hơn và các nhu cầu trong cuộc sống cũng ngày một cao hơn. Cái xã hội đó gọi là XÃ HỘI VĂN MINH.
Xã hội này là thành quả của biết bao ND xứ VINA,hàng triệu ND đã ngã xuống để đem lại công bằng,dân chủ,văn minh như bây giờ. Nhưng chắc họ không ngờ được là có những chấm đen lấm tấm trong bức tranh VĂN MINH ấy lại không phải như họ nghĩ.

VĂN MINH VỀ LÀNG.

Ở cái làng ấy có một gia đình làm nghề trồng rau cuốc đất, ông Bố ngày ngày dắt 2 đứa con ra chợ bán rau và bán cá.Cuộc sống của họ ngày ngày cứ như vậy,êm ả và yên bình. Họ có hạnh phúc hay không thì không ai dám nói chắc,nhưng có một điều mà ai cũng biết đó là trong nhà họ luôn đầy ắp tiếng cười,chưa một lần họ cãi chửi nhau vì cuộc sống lao động có phần vất vả như vậy. Và không chỉ riêng một gia đình ấy,mà nhiều gia đình trong làng cũng vậy.
Cho đến một hôm...

Làng quê bỗng nhộn nhịp hẳn lên bởi máy ủi,máy xúc,công nông,máy kéo...và rất nhiều người. Họ kéo về làng rầm rầm mà mấy bà hàng nước chẳng hiểu họ là ai,họ làm gì mà hoành tráng vậy. Cho đến hôm sau,làng trên xóm dưới xôn xao lên tin có người đến hỏi mua đất để mở dự án làm nhà máy gì gì đó. Họ bảo là đã được sự đồng ý của chính quyền rồi,giờ chỉ ngã giá với bà con nữa thôi.
Thằng cu Tý cháu bà hàng nước cứ trợn mắt lên khi họ xòe ra từng nắm tiền,họ còn cho Tý 50 ngàn để ăn quà vặt nữa chứ. Nó sướng lắm,tối hôm đó về nó kể cho cả làng cả xã nghe. Ai cũng bảo thằng này nó trêu,làm gì có tự nhiên mà họ cho nhiều tiền thế. Bằng cả con gà chứ ít ! Thế rồi họ cũng bắt đầu tin.
Hôm sau họ đến từng nhà rồi gạ gẫm mua lại ruộng của bà con,miệng lưỡi họ ngọt như đòng đòng và tiền nhiều như lông lươn lên chẳng mấy mà người dân trong làng bán hết ruộng,tuy không phải tất cả nhưng cũng gần hết.
Giá đã ngã xong,tiền đã cầm và LÀNG QUÊ cũng không còn từ ngày đó. Tên làng trở thành tên Phố,rồi quán bia,quán nhậu. Ghi đề ghi đóm,cho đến tẩm quất mắt xa xếp hàng từng dãy. Con cái Tèo vừa mới học hết lớp 9 cũng xin bố cho đi làm tẩm quất,vừa nhàn thân lại vừa có tiền. Thằng Dần thì mở quán karaoke,ngày đêm ca nhạc thật vui vẻ vô cùng. Đâu đó vang lên những tiếng đụng rầm rầm mà nằm trong nhà ai cũng biết được rằng có đụng xe. Đêm đêm thay vì tiếng dế kêu cóc nghiến là tiếng nhạc,tiếng chửi nhau,đuổi nhau đánh nhau ầm hết cả một góc phố. Thật là vui vẻ và văn minh vô cùng.

                      *******************************************

Ông Văn Minh,Tên thật là ông Mứt,trước khi nuôi lợn và mổ lợn kiếm sống. Từ ngày bán đất bán ruộng thì đổi tên thành Văn Minh,ông bảo cái tên thể hiện trình độ và uy danh của con người. Vì vây ông lấy tên là Văn Minh để cho nó VĂN MINH.

Đón đọc phần 2 : VĂN MINH LÀ PHẢI NHƯ TÂY

Ngày mai, chiến hạm Mỹ, Anh, Pháp dội bão lửa xuống Syria?

Ngày mai, chiến hạm Mỹ, Anh, Pháp dội bão lửa xuống Syria?

ANTĐ - Theo các phương tiện truyền thông Mỹ, một vị quan chức cao cấp của quân đội Mỹ đã tiết lộ, cuộc tấn công có giới hạn bằng tên lửa hành trình vào Syria sẽ bắt đầu vào ngày mai (29-8) và kéo dài trong vòng 3 ngày, với mục đích là gia tăng các áp lực quốc tế lên chính phủ Syria.

Vị quan chức này đã đưa ra tuyên bố với đài NBC của Mỹ là cuộc tấn công có giới hạn bằng tên lửa hành trình trong phạm vi 3 ngày sẽ gửi một thông điệp cảnh báo của cộng đồng quốc tế đến cho chính phủ Assad chứ không phải với mục đích tấn công nhằm đập tan sức mạnh quân sự của quân đội chính phủ Syria.
Ngày 27-8, bộ trưởng quốc phòng Mỹ Chuck Hagel cho biết, nếu như tổng thống Obama hạ lệnh tấn công quân sự vào Syria, quân đội Mỹ sẽ lập tức hành động, hiện công tác chuẩn bị đã hoàn tất. Ông Hagel cho biết, hải quân Mỹ đã điều động đến Địa Trung Hải 4 tàu khu trục và một số máy bay chiến đấu ở các nước xung quanh, toàn bộ đất nước Syria đã nằm trong phạm vi hỏa lực của tên lửa hành trình trên tàu chiến Mỹ.
Nếu cần thêm hỏa lực trên không thì 2 chiếc tàu sân bay của hải quân Mỹ đang hoạt động tại Hồng Hải và vịnh Persian cũng có thể tham gia không kích, và các căn cứ không quân tại Thổ Nhĩ Kỳ và Đảo Síp cũng có thể được sử dụng. 
Song song với các hoạt động chuẩn bị chiến tranh, tổng thống Mỹ cũng triển khai một loạt các cuộc điện đàm, trao đổi tình hình Syria với nhiều nhà lãnh đạo quốc gia khác, trong đó có thủ tướng Australia Kevin Rudd, tổng thống Pháp Hollande. Ngoại trưởng Mỹ John Kerry cũng đã có buổi hội đàm với tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon.

Tàu khu trục Mỹ đã sẵn sàng tấn công, bắn tên lửa hành trình vào Syria

Kerry cho biết, vào tuần trước chính phủ Syria đã sử dụng vũ khí hóa học để tấn công thường dân, đây là hành động vô nhân đạo và không thể phủ nhận, Mỹ sẽ buộc chính phủ Syria phải nhận trách nhiệm. Ông khẳng định đây là hành động vô nhân đạo, “đã gây chấn động lương tri của thế giới”.
Có một số nhà phân tích cho biết, nhận xét của ông Kerry đã khẳng định lập trường cứng rắn của Hoa Kỳ đối với cuộc nội chiến ở Syria, biểu thị khả năng Nhà trắng phối hợp với một số đồng minh như Anh, Pháp… áp dụng các biện pháp quân sự, can thiệp vào cuộc nội chiến Syria, đang ngày càng gần.
Các quan chức chính phủ Mỹ cho biết, tuy tổng thống Obama vẫn chưa đưa ra quyết định cuối cùng về hành động can thiệp quân sự vào Syria nhưng rất có khả năng ông sẽ đồng ý với tiến hành một cuộc tấn công có giới hạn, ví dụ như tấn công bằng tên lửa hành trình từ các tàu khu trục trên Địa Trung Hải, chứ không phải là những chiến dịch không kích nhằm lật đổ tổng thống Syria Bashar al-Assad. Về cơ bản, hành động tấn công này không làm thay đổi cục diện cuộc chiến trên đất liền.
Pháp cũng có thể tham gia hỗ trợ cuộc tấn công của Mỹ, với sự tham gia của tàu sân bay Charles de Gaulle hiện đang đồn trú tại Toulon ở phía tây Địa Trung Hải và các máy bay chiến đấu Raffale và Mirage xuất phát từ căn cứ không quân Al-Dhahra ở các Tiểu Vương quốc Ả-rập thống nhất.

Tên lửa hành trình Tomahawk phóng từ tàu ngầm của Mỹ

Còn Anh đã và đang triển khai máy bay chiến đấu và máy bay vận tải quân sự đến căn cứ không quân của họ tại Đảo Síp, nằm trên Địa Trung Hải, gần Syria. Hiện tại, một chiếc tàu ngầm hạt nhân của Anh được cho là đang hoạt động tại khu vực này, trong khi một lực lượng đặc nhiệm gồm tàu sân bay HMS Illustrious và 2 khinh hạm đã đến Địa Trung Hải để tham gia diễn tập.
Đối với những đe dọa của Mỹ và các đồng minh, Nga đã đưa ra cảnh báo, tiến hành can thiệp quân sự vào Syria sẽ mang lại những “hậu quả thảm khốc” và kêu gọi cộng đồng quốc tế nên thận trọng về vấn đề Syria.
Bộ Ngoại giao Nga cho biết, “phớt lờ Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, một lần nữa dùng những lời nói vô căn cứ để lấy cớ can thiệp quân sự vào Syria, hành động của Mỹ sẽ khiến nhân dân Syria phải gánh chịu những đau khổ mới, ngay cả các nước Trung Đông và Bắc Phi cũng sẽ phải gánh chịu những hậu quả thảm khốc ”.
Đức Thắng
Theo NBC

CỔ XÚY CHO GIAN LẬN VÀ CAN THIỆP VÀO CÔNG VIỆC NỘI BỘ CỦA VIỆT NAM

BÀI VIẾT CỦA TÁC GIẢ AMARI TX (JOHN LEE) ĐĂNG TRÊN TẠP CHÍ NHÂN QUYỀN VIỆT NAM SỐ THÁNG 8 NĂM 2013 - TÁC GIẢ CÓ NHIỀU BÀI CHÍNH LUẬN SẮC SẢO ĐƯỢC ĐĂNG TRÊN CÁC BÁO LỚN, CHÍNH THỐNG NHƯ: NHÂN DÂN, CÔNG AN NHÂN DÂN, TẠP CHÍ NHÂN QUYỀN,...

Rất nhiều người nước ngoài đến Việt Nam đều thừa nhận: Nhân dân Việt Nam đang được hưởng thành quả của sự nghiệp giải phóng dân tộc, được sống trong độc lập, tự do, cơm no, áo ấm. Đối với quan niệm của nhân dân Việt Nam thì đó là quyền con người cơ bản nhất. Một thực tế không thể phủ nhận là ngày nay, công dân Việt Nam được tự do phát biểu chính kiến của mình về mọi vấn đề. Sự đồng thuận trong xã hội đạt được là kết quả của những tranh luận dân chủ rộng rãi. Người dân Việt Nam tin tưởng vào sự đúng đắn và hiệu quả của nền dân chủ theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Thiết nghĩ, những nỗ lực của Việt Nam có thể xem là thành quả đối với những người có thiện chí, thật sự mong muốn Việt Nam thịnh vượng, người dân được hưởng các quyền con người một cách thiết thực.

Nhưng điều đó sẽ không bao giờ thỏa mãn đối với những cá nhân, tổ chức luôn mang sẵn định kiến đối với Chính phủ Việt Nam. Họ hy vọng dùng áp lực chính trị, kinh tế và các thủ đoạn khác hòng xóa bỏ chế độ xã hội hiện hữu, đưa Việt Nam sang con đường khác. Cần phải nhận thức rằng dân chủ và nhân quyền mà họ muốn áp đặt vào Việt Nam hòng thay thế cho thể chế dân chủ do cách mạng Việt Nam tạo nên sau gần ba phần tư thế kỷ đấu tranh dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là một hành động can thiệp vào công việc nội bộ của một quốc gia có chủ quyền và là thành viên của LHQ, một quốc gia đã tham gia hầu hết các công ước quốc tế về quyền con người, hành động của họ thật phiến diện, lố bịch và đáng bị lên án mạnh mẽ.

Về những “cái loa cổ vũ dân chủ thuê”

Điển hình là vụ việc Chủ tịch Trung tâm Công lý và Nhân quyền Robert F. Kennedy (RFK Center) gửi thư cho Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Bức thư đề ngày 13-6-2013 của bà Kerry Kennedy, cháu gái cố Tổng thống Mỹ John F. Kennedy, bày tỏ “quan ngại” về tình trạng của “nhà hoạt động dân chủ” Lê Quốc Quân đang bị giam giữ và chờ ngày ra tòa về tội gian lận thuế. Tiếp đó, Giám đốc Quỹ quốc gia vì dân chủ Mỹ (NED) Carl Gershman cũng gửi thư cho Thủ tướng Việt Nam, sau đó cao ngạo trao đổi với VOA Việt ngữ rằng: “Chúng tôi muốn chuyển tải thông điệp rằng chúng tôi hết sức đề cao tầm quan trọng của quyền tự do bày tỏ quan điểm. Nếu một nhân vật như luật sư Lê Quốc Quân bị bắt vì đã thực thi điều mà chúng tôi hiểu là quyền của công dân được bảo đảm trong Tuyên ngôn quốc tế Nhân quyền thì Việt Nam sẽ cảm nhận những hậu quả từ Hoa Kỳ…”. Góp mặt trong dàn “đồng ca” vu khống, bóp méo tình hình nhân quyền của Việt Nam, hô hào, kéo bè, kéo cánh đòi trao “giải thưởng” nhân quyền Robert F. Kennedy cho Lê Quốc Quân còn có Tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW).

Vậy “Giải thưởng Nhân quyền Robert Fank Kennedy” là gì đối với Lê Quốc Quân mà NED, HRW phải nhọc công như vậy? Đây là giải thưởng hàng năm do “Quỹ tưởng niệm Robert F. Kennedy” lập ra năm 1984 dành cho những người “đấu tranh cho nhân quyền” trên khắp thế giới. Ngoài khoản tiền thưởng 30.000 USD Mỹ, những người đoạt giải còn nhận được sự hỗ trợ pháp lý và kỹ thuật trong đấu tranh cho nhân quyền của “Trung tâm Công lý & Nhân quyền Robert F Kennedy”. Năm 1995 họ đã từng trao giải này cho hai kẻ vi phạm pháp luật Việt Nam đó là Đoàn Viết Hoạt và Nguyễn Đan Quế.

Lật lại nguồn gốc các tổ chức “nhiệt tình” với Lê Quốc Quân chúng ta sẽ hiểu ngay vấn đề. HRW được thành lập năm 1978, trong thời kỳ chiến tranh lạnh, dưới cái tên Helsinki Watch. Năm 1988, Helsinki Watch hợp nhất với các tổ chức phi chính phủ khác ở Mỹ cùng chung mục đích trở thành tổ chức Human Rights Watch, đặt trụ sở tại New York (Hoa Kỳ). Tổ chức này ban đầu có chức năng “giám sát”, “thu thập các tư liệu” về tình hình vi phạm nhân quyền ở Liên Xô và giúp đỡ “các nhóm bảo vệ nhân quyền trong Liên bang Xô viết”. Ngày nay HRW tự cho mình cái quyền theo dõi nhân quyền ở các nước trên toàn thế giới và hằng năm ra báo cáo về tình hình nhân quyền thế giới. Những báo cáo này thường tập trung vào việc xuyên tạc, bôi nhọ các nước XHCN.

Còn NED là cơ quan do Tổng thống Ronald Reagan thành lập năm 1983. Ngân sách của NED do Quốc hội Hoa Kỳ cung cấp. Để hình thành một cơ quan cổ vũ dân chủ trên khắp thế giới, NED có chương trình học bổng nghiên cứu sinh mang tên là “Reagan-Fascell”. Trong suốt lịch sử hoạt động, NED đã nhận nhiều nghiên cứu sinh đến từ các quốc gia vừa mới chuyển tiếp sang thể chế dân chủ như Ba Lan, Ukraine hoặc các nước như Singapore, Iran và Venezuela… Với đủ mánh khóe khác nhau, NED đã xía vào những vấn đề nội bộ của các quốc gia khác bằng cách tài trợ, cung cấp kiến thức kỹ thuật, huấn luyện, tài liệu học tập, máy điện toán, máy fax, máy sao tài liệu, phương tiện đi lại… cho những nhóm chính trị được tuyển chọn, những tổ chức dân sự, nghiệp đoàn lao động, phong trào đối kháng, nhóm sinh viên, nhà xuất bản và phương tiện truyền thông khác.

Allen Weinstein, người soạn thảo quy chế thành lập NED, năm 1991 đã nói thẳng rằng: “Rất nhiều những việc chúng tôi làm ngày nay đã được CIA làm lén lút 25 năm trước”. Như vậy, có thể thấy NED được tạo ra dưới danh nghĩa của một “tổ chức tư nhân” để giải quyết những công việc của CIA. Trên thực tế, những hoạt động của NED không khác những hoạt động ngầm, lén lút của CIA, nhưng được công khai ngụy trang đằng sau mỹ từ “tranh đấu cho dân chủ”. NED đã dính líu vào chính trị, bầu cử ở nhiều quốc gia trên thế giới. NED cũng đã có những sách lược dùng tiền nuôi các tổ chức tay sai trên khắp thế giới và huấn luyện các tay sai về phương thức hoạt động, kỹ thuật… nhằm khuynh đảo những chính quyền không nằm trong đường lối, ảnh hưởng của Mỹ. Trong “Con Ngựa Thành Troie: NED, William Blum viết: “NED là một tổ chức thường hoạt động đối ngược hẳn lại cái tên của tổ chức đó hàm chứa” là: “ủng hộ những cơ chế dân chủ trên thế giới qua những nỗ lực tư nhân, không thuộc chính phủ”. Hầu như từng xu một của NED là từ chính phủ liên bang như đã được kê rõ trong những bản kê khai tài chính của mỗi bản phúc trình hàng năm của NED.

Lê Quốc Quân trong cái vỏ bọc “tranh đấu cho dân chủ, nhân quyền”

Lê Quốc Quân sinh năm 1971, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam, nhà ở phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tháng 9-2006, Lê Quốc Quân sang Washington, D.C (Hoa Kỳ) dự chương trình học bổng nghiên cứu sinh “Reagan-Fascell” của NED và là người đầu tiên từ Việt Nam được nhận vào chương trình Reagan-Fascell của NED. Điều đó chẳng phải vì Quân giỏi giang gì mà vì NED đã nhìn thấy khả năng “tiềm tàng” của Quân, là “hạt giống” cho kế hoạch của tổ chức này tại Việt Nam. Được xem là “có học”, với bằng cử nhân ngoại ngữ và thạc sỹ luật, nhưng lâu nay, Lê Quốc Quân thông qua blog cá nhân, thường xuyên có những bài viết, trả lời phỏng vấn, cung cấp thông tin sai sự thật cho các trang tin, báo đài nước ngoài để nói xấu chế độ, xuyên tạc chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước và kích động người dân. Chỉ trong tháng 5 và 6-2012, trên blog của mình, Lê Quốc Quân đã viết và đăng tải rất nhiều bài xuyên tạc, bôi nhọ chế độ. Là người hiểu biết về pháp luật, nhưng Lê Quốc Quân đã liên tục vi phạm pháp luật Việt Nam, là một nhân vật thường xuyên xuất hiện tại các đám đông gây rối trật tự công cộng với vai trò kích động, lôi kéo. Lê Quốc Quân còn trực tiếp “xuống đường”, gây rối trật tự công cộng. Năm 2008, Lê Quốc Quân tham gia tụ tập đông người, kích động gây rối trật tự công cộng, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ tại 42 Nhà Chung, Hoàn Kiếm và 178 Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội. Tháng 4-2011, Quân gây rối trật tự công cộng bên ngoài phiên tòa xét xử vụ án Cù Huy Hà Vũ, bị Công an Quận Hoàn Kiếm ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo. Tháng 11-2011, Quân tiếp tục tham gia tụ tập đông người, gây rối trật tự công cộng tại khu vực tượng đài vua Lý Thái Tổ. Công an Quận Hoàn Kiếm đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính bằng hình thức cảnh cáo. Căn cứ Nghị định 163/NĐ-CP và hai quyết định xử phạt vi phạm hành chính của Công an Quận Hoàn Kiếm trong năm 2011 đối với Lê Quốc Quân về hành vi gây rối trật tự công cộng, ngày 13-01-2012, Chủ tịch UBND phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy đã ra Quyết định số 16/QĐUB đưa Lê Quốc Quân vào giáo dục tại xã, phường trong thời hạn 6 tháng để chính quyền và nhân dân giáo dục, giúp đỡ Quân tiến bộ. 20h ngày 20-01-2012, UBND phường Yên Hòa tổ chức họp tổ dân phố để công bố quyết định trên, nhưng Lê Quốc Quân vắng mặt, mặc dù đã được thông báo về cuộc họp. Đáng chú ý, trong thời hạn áp dụng quyết định giáo dục tại phường, Lê Quốc Quân tiếp tục có các vi phạm như: Không thực hiện trách nhiệm của người được giáo dục, hàng tháng không làm bản kiểm điểm, không báo cáo bằng văn bản với người được phân công trực tiếp giúp đỡ về sự tiến bộ của mình; hai lần đi khỏi nơi cư trú nhưng không khai báo tạm vắng, vi phạm Luật Cư trú đối với người đang thuộc diện quản lý, giáo dục tại xã, phường.

Ngày 27-12-2012, Cơ quan Cảnh sát Điều tra – Công an Thành phố Hà Nội đã thi hành lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Lê Quốc Quân, Giám đốc Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam vì có hành vi phạm tội trốn thuế được quy định tại Điều 161 Bộ Luật Hình sự. Kết quả điều tra bước đầu xác định: Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam có trụ sở làm việc tại tầng 5, nhà A9, D2, phố Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội, do Lê Quốc Quân làm Giám đốc được thành lập từ năm 2001, từ đó đến nay đã 13 lần thay đổi giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, lần cuối cùng vào ngày 5-6-2012 với ngành nghề kinh doanh: Cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu, dịch vụ nghiên cứu và cung cấp thông tin thị trường. Lợi dụng pháp nhân trên, Lê Quốc Quân trực tiếp và chỉ đạo nhân viên dưới quyền tìm một số cán bộ, chuyên gia kinh tế để lấy thông tin cá nhân làm các hợp đồng thuê chuyên gia tư vấn, cộng tác viên khống với mục đích để hợp thức việc tăng chi phí của công ty, sau đó làm thủ tục kê khai với cơ quan thuế nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp. Bằng thủ đoạn trên, trong hai năm 2010 và 2011, Công ty TNHH Giải pháp Việt Nam đã lập và ký hợp đồng với 9 chuyên gia tư vấn nhằm tăng chi phí và giảm thu nhập cho Công ty với số tiền là 1,75 tỷ đồng, trốn thuế thu nhập doanh nghiệp hơn 437 triệu đồng.

Động cơ, hành vi của Lê Quốc Quân đã vi phạm Điều 161, Bộ luật Hình sự. Điều 161 quy định: Người nào trốn thuế với số tiền từ 100 triệu đến dưới 300 triệu đồng… thì bị coi là phạm tội trốn thuế và bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm; trốn thuế với số tiền từ 300 triệu đồng đến dưới 600 triệu đồng hoặc tái phạm về tội này, thì bị phạt tiền từ một lần đến năm lần số tiền trốn thuế hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm. Người trốn thuế với số tiền từ 600 triệu đồng trở lên hoặc trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng khác, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm.

Đối với những người đang tự trao cho mình sứ mệnh vạch chương trình nghị sự cho cả thế giới, thì dân chủ, nhân quyền không chỉ là những chủ trương có tính nhất thời, mà là một quốc sách lâu dài. Nó không chỉ là một mắt xích trong một chiến lược, mà bản thân nó là một chiến lược để áp đặt các giá trị Mỹ, giá trị phương Tây cho toàn thể nhân loại. Mỹ và một số nước phương Tây mặc nhiên coi những giá trị dân chủ, nhân quyền của mình là giá trị chung của nhân loại. Hễ ở đâu, quốc gia nào làm điều gì trái với ý họ là họ lên giọng phán xét ngay đó là “sự vi phạm dân chủ, nhân quyền”. Trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ, dân chủ, nhân quyền đang là một vấn đề cần giải quyết, nhưng đó không phải là một trở ngại không thể vượt qua. Việt Nam đã, đang và sẽ nỗ lực bảo đảm ngày càng tốt hơn các quyền cơ bản của người dân. Những tổ chức, cá nhân nhân danh bảo vệ “nhân quyền”, mang sẵn thiên kiến với Việt Nam cổ xúy cho hành vi trốn thuế vi phạm pháp luật núp dưới vỏ bọc “đấu tranh cho nhân quyền” của Lê Quốc Quân là không thể chấp nhận được. Đó là sự can thiệp trắng trợn vào công việc nội bộ của Việt Nam, ẩn chứa những toan tính chính trị.■

Thứ Ba, 27 tháng 8, 2013

Xe thanh sát viên vũ khí hóa học Liên Hợp Quốc bị chặn bắn ở Syria

Xe thanh sát viên vũ khí hóa học Liên Hợp Quốc bị chặn bắn ở Syria

Thứ ba 27/08/2013 10:22
ANTĐ - Ngày 26-8, đoàn xe của các thanh sát viên vũ khí hóa học Liên Hợp Quốc tại Syria đã bị các tay súng giấu mặt tấn công, với ý đồ ngăn chặn họ đến điều tra một vụ tấn công hóa học ở ngoại ô thủ đô Damascus.

Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Martin Nesirky cho biết, không có ai bị thương khi chiếc xe đầu tiên trong đoàn xe thanh sát vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc bị tấn công, khi đang trên đường tới Ghouta, phía đông ngoại ô thủ đô của Syria, nhưng đoàn xe đã phải quay trở lại căn cứ.
“Chiếc xe đầu tiên của đoàn thanh sát viên vũ khí hóa học đã bị các tay súng giấu mặt bắn một cách có chủ tâm nhiều lần ở khu vực vùng đệm”, ông Nesirky cho biết.
“Do chiếc xe này không còn sử dụng được nữa, phái đoàn đã trở lại trạm kiểm soát của chính phủ một cách an toàn,” ông nói và cho biết thêm rằng “Đoàn sẽ trở lại khu vực này sau khi thay thế xe.”
Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc này không cho biết, thông tin chi tiết về nơi ẩn nấp của các tay súng hoặc đạn được bắn ra từ đâu, nên chưa thể xác định phe phái nào đang cố tình ngăn cản các thanh sát viên Liên hợp Quốc điều tra ra sự thật.

Đoàn xe thanh sát viên vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc đã phải quay lại sau khi bị chặn bắn

Nhưng ông Nesirky nhấn mạnh một lần nữa rằng: “Tất cả các bên cần phải tăng cường hợp tác, để đoàn thanh sát viên vũ khí hóa học có thể tiến hành công việc quan trọng của họ một cách an toàn.”
Hàng trăm người đã bị thiệt mạng trong một cuộc tấn công hôm 21-8 ở Ghouta nơi mà phương Tây cho là vũ khí hóa học đã được sử dụng. Các quốc gia phương Tây đã cáo buộc quân đội của Tổng thống Bashar al-Assad đã tiến hành vụ tấn công này. Tuy nhiên, chính phủ Syria lại đổ lỗi cho lực lượng đối lập.
Hôm 25-8, Syria đã đồng ý cho phép các thanh sát viên đến khu vực này để điều tra vụ tấn công. Nhưng Mỹ, Anh và các đồng minh cho rằng bằng chứng đã có thể bị tiêu hủy bởi đạn pháo hạng nặng của quân chính phủ vào khu vực này trong 5 ngày qua.
Đức Hùng
theo ANTD

Truy cập Internet tại Trung Quốc gián đoạn vì vụ tấn công lớn chưa từng có



Chính phủ Trung Quốc thừa nhận đây là cuộc tấn công quy mô nhất từ truớc đến nay.
Theo Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc, các đợt tấn công từ chối dịch vụ (Ddos) đã diễn ra vào 2h sáng ngày 25/8. Đợt tấn công thứ 2 diễn ra vào lúc 4h sáng với cường độ dữ dội hơn. Tất cả những website bị hại điều có phần mở rộng “.cn” – tên miền cấp quốc gia của Trung Quốc.
Hiện tại, vẫn chưa có thông tin về số lượng những website bị tấn công, nhưng chính phủ Trung Quốc đã gọi đây là một đợt tấn công lớn nhất từ truớc đến nay hướng đến những website có tên miền .cn của nước này.
Sau khi bị tấn công, những website này đã phải ngừng hoạt động từ 2-4 giờ đồng hồ. Theo CloudFlare, một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật và tăng tốc cho hơn một triệu website ở Trung Quốc, đến sáng thứ hai 26/8, cường độ tấn công đã giảm dần. Người dùng đã có thể vào được mạng xã hội Weibo. Các con số thống kê cho thấy lượng truy cập vào các website .cn đã giảm đi 32% so với thời điểm bị tấn công.
Theo Wall Street Journal, đợt tấn công quy mô này có liên quan đến sự kiện xét xử Bạc Hy Lai. Có thể nhóm hacker đã cảm thấy “không hài lòng” khi những phát ngôn trên Internet của người dân Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao.
Ngay sau sự cố, Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc đã gửi lời xin lỗi đến các khách hàng bị ảnh hưởng, đồng thời hứa sẽ cải thiện dịch vụ.
Tấn công từ chối dịch vụ (Ddos) là phương pháp phá hoại trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng các botnet (mạng máy tính ma, bao gồm hàng ngàn, hàng triệu máy tính bị nhiễm mã độc) cùng truy cập vào một website bất kì, hacker có thể thể khiến website đó bị quá tải và ngừng hoạt động trong nhiều giờ đồng hồ.
(BTT)
Chính phủ Trung Quốc thừa nhận đây là cuộc tấn công quy mô nhất từ truớc đến nay.
Theo Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc, các đợt tấn công từ chối dịch vụ (Ddos) đã diễn ra vào 2h sáng ngày 25/8. Đợt tấn công thứ 2 diễn ra vào lúc 4h sáng với cường độ dữ dội hơn. Tất cả những website bị hại điều có phần mở rộng “.cn” – tên miền cấp quốc gia của Trung Quốc.
Hiện tại, vẫn chưa có thông tin về số lượng những website bị tấn công, nhưng chính phủ Trung Quốc đã gọi đây là một đợt tấn công lớn nhất từ truớc đến nay hướng đến những website có tên miền .cn của nước này.
Sau khi bị tấn công, những website này đã phải ngừng hoạt động từ 2-4 giờ đồng hồ. Theo CloudFlare, một nhà cung cấp dịch vụ bảo mật và tăng tốc cho hơn một triệu website ở Trung Quốc, đến sáng thứ hai 26/8, cường độ tấn công đã giảm dần. Người dùng đã có thể vào được mạng xã hội Weibo. Các con số thống kê cho thấy lượng truy cập vào các website .cn đã giảm đi 32% so với thời điểm bị tấn công.
Theo Wall Street Journal, đợt tấn công quy mô này có liên quan đến sự kiện xét xử Bạc Hy Lai. Có thể nhóm hacker đã cảm thấy “không hài lòng” khi những phát ngôn trên Internet của người dân Trung Quốc bị kiểm duyệt gắt gao.
Ngay sau sự cố, Trung tâm Thông tin Internet Trung Quốc đã gửi lời xin lỗi đến các khách hàng bị ảnh hưởng, đồng thời hứa sẽ cải thiện dịch vụ.
Tấn công từ chối dịch vụ (Ddos) là phương pháp phá hoại trực tuyến phổ biến nhất hiện nay. Bằng cách sử dụng các botnet (mạng máy tính ma, bao gồm hàng ngàn, hàng triệu máy tính bị nhiễm mã độc) cùng truy cập vào một website bất kì, hacker có thể thể khiến website đó bị quá tải và ngừng hoạt động trong nhiều giờ đồng hồ.
(BTT)

Ba vụ thảm sát không thể lãng quên (Kỳ 2) : Xin lỗi và hàn gắn

Ba vụ thảm sát không thể lãng quên (Kỳ 2)

(Petrotimes) - Sự tàn bạo của lính Mỹ với dân thường Việt Nam đã từng trở thành đề tài tranh cãi nóng hổi ở Hoa Kỳ, thế nhưng, những hành động tương tự của lính Hàn Quốc đánh thuê cho Mỹ ở Việt Nam thì ít được phương Tây nhắc đến. Sau nhiều thập niên bắt phải im tiếng thì từ mùa xuân năm 2000, những trang sử đen tối trong lịch sử quân đội Hàn Quốc đã gây ra cho thường dân Việt Nam được lần giở. Những tiết lộ đó đã gây ra nhiều tranh cãi ở Hàn Quốc, nhưng sau đó một phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” đã dấy lên ở Hàn Quốc.

Kỳ 2: Xin lỗi và hàn gắn
Những lời xin lỗi muộn mằn
Tháng 2/2012, tôi có dịp gặp nhà nghiên cứu về Nhật Bản và Hàn Quốc, GS.TS Mun Woong-lee, Đại học Khoa học xã hội, Đại học Quốc gia Seoul tại ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP HCM trong lần đầu tiên đến Việt Nam. Ông rất tự hào khi nói rằng, chính “văn hóa cơm trộn” đã tạo nên sự thần kỳ của Hàn Quốc trong thời đại mới nhưng ông cũng không quên “xin lỗi” dân tộc Việt Nam. Và ông cũng thừa nhận một điều chua xót rằng, chính nhờ cuộc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam mà Hàn Quốc được hưởng rất nhiều lợi ích về kinh tế.
Sự xin lỗi của GS.TS Mun Woong-lee chỉ là một trong hàng trăm nghìn lời xin lỗi trong phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” mà nhân dân Hàn Quốc muốn nói. Sau nhiều thập niên bị bắt phải im lặng bởi các nhà cầm quyền thì mãi đến năm 2000, những bằng chứng trên truyền thông - báo chí Hàn Quốc, đặc biệt là trong loạt bài phóng sự của nhà báo Ku Su-jeong về cuộc thảm sát của quân đội Hàn Quốc tại Việt Nam trên tờ Hankyoreh 21 - một tờ báo cấp tiến có uy tín ở Hàn Quốc, cùng bài viết “Nhớ lại các oan hồn Việt Nam” đã gây chấn động cả nước Hàn Quốc. Và phong trào “Thành thật xin lỗi Việt Nam” đã kéo theo nhiều công dân trẻ của đất nước Hàn Quốc hằng năm đến Việt Nam để xin hàn gắn vết thương xưa.
Nhà báo Ku Su-jeong (đầu tiên, bên trái) và các thành viên Tổ chức "Tôi và chúng ta" tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát tại Bình An, Tây Sơn, Bình Định
Khi làm luận án thạc sĩ và bảo vệ năm 2000 với đề tài “Hàn Quốc và sự can dự trong chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam”, nhà báo Ku Su-jeong đã đi điền dã khắp các tỉnh Duyên hải miền Trung, đến nơi những gia đình có nạn nhân bị thảm sát. 45 ngày đêm, cô vác balô đi một mình để tìm ra sự thực về những cuộc thảm sát mà cô đã đọc qua sách báo, tài liệu. Bước chân Ku Su-jeong trải qua từng thôn Đa Ngư, Thọ Lâm ở Hòa Hiệp Nam (Phú Yên), trải dài qua Bình An, Tây Sơn, Tây Vinh, Diên An (Bình Định) và đến Diên Niên, Hà Tây, Phước Bình, Sơn Tịnh (Quảng Ngãi)…
Sự thật đã được phơi bày và chính Ku Su-jeong phải hứng chịu nhiều búa rìu dư luận của các cựu chiến binh Hàn Quốc. Vì thế năm 2000, khi cô bảo vệ luận văn thạc sĩ cũng là năm cô phải ra hầu tòa vì một số cựu chiến binh Hàn Quốc kiện cô đã vu cáo và phỉ báng họ. Tòa soạn Báo Hankyoreh 21 bị cựu chiến binh Hàn Quốc đập phá. Nhà cha mẹ nhà báo Ku Su-jeong bị ném đá phải xin tá túc một ngôi chùa trên núi…
Gần 10 năm sau (năm 2008), nhà báo Ku Su-jeong tiếp tục bảo vệ thành công luận án tiến sĩ tại Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia TP HCM với đề tài “Mối quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam” (1955-2005) và đạt điểm tuyệt đối. Trong những kết quả mới của luận án đã nhấn mạnh đến quá trình can dự quân sự của Hàn Quốc vào miền Nam Việt Nam trước năm 1975, chứng minh Hàn Quốc là đồng minh của Mỹ gửi quân tham chiến đông nhất, tác chiến quyết liệt nhất, gây nhiều vụ thảm sát nhất, trú đóng tại Việt Nam lâu nhất.
Trở lại câu chuyện ông Phạm Trung, một người bị mất mát quá nhiều trong cuộc thảm sát của lính Đại Hàn ở xóm Soi năm 1966. Sau khi chịu đựng bao nỗi mất mát, 4 năm bị đày đi Côn Đảo, hòa bình ông quay về làng, đi tiếp bước nữa với người phụ nữ cùng quê, làm ruộng, mưu sinh và sống cuộc đời bình dị đến hôm nay. Nhưng tâm hồn không hề bình an vì mỗi khi đến ngày giỗ tập thể của cha mẹ, vợ con, các em của ông thì ký ức lại trở về. Nỗi buồn rồi cũng qua đi vì đã hơn 40 năm trôi qua kể từ vụ thảm sát ấy, nhưng đối với ông chưa bao giờ nguôi ngoai.
Còn ông Nguyễn Hữu Cơ, Chi hội trưởng Hội Cựu chiến binh thôn Thọ Lâm cũng có người thân mất trong trận thảm sát ấy. Năm 2012, gia đình ông tiến hành lấy hài cốt người thân và di mộ ra nghĩa trang địa phương. Khi khai quật 7 ngôi mộ thì dưới 7 ngôi mộ đó đều không còn gì ngoài 5 viên đạn và 1,6 lượng vàng còn sót lại. “Nhờ 1,6 lượng vàng mà gia đình chúng tôi bán và đem xây mộ cho các cô, các em”, ông cho biết thêm. Như vậy, qua bao thời gian, những lần mưa lũ đầy vơi, thân xác các nạn nhân đều phân hủy.
Khi hỏi về những bù đắp cho sự mất mát của gia đình, ông Phạm Trung chân thật: “Vụ Đại Hàn thảm sát là chúng tôi không nhận bất cứ một cái gì hết. Nhưng cách đây trên dưới 10 năm, tụi lính Hàn Quốc có hai thằng, một cô phiên dịch người Việt Nam và cán bộ của mình nhờ tôi dẫn ra sát trận địa xem bắn làm sao, lính Hàn Quốc tập trung chỗ nào... Lúc đó tôi nói với họ rằng, quân đội Hàn Quốc sang Việt Nam đánh cộng sản. Diệt được cộng sản thì giỏi mà không diệt được thì dở chứ thảm sát người già, đàn bà, trẻ em để làm gì. Tui đề nghị với cô phiên dịch nói với ông Hàn Quốc là cho một số tiền để di mộ về rừng chứ để giữa đồng thế này, mùa mưa ngập nước tội quá. Tôi xin 20 triệu để dời đi, nó lặng thinh rồi bỏ đi đến bây giờ”. 20 ngôi mộ chôn cùng một khu đất, còn lại thì được chôn rải rác trong vườn nhà người thân nhưng giờ đa số người dân đã có tiền và di dời hài cốt đưa về nghĩa trang địa phương an táng.
Khi cả gia đình ông bị thảm sát, con trai duy nhất của ông còn sống sót khi đó mới 6 tuổi. Khi lớn lên, quá căm phẫn trước tội ác của giặc, anh Phạm Thảo thoát ly năm 1971 khi mà cha anh cũng đang bị tù chính trị ở Côn Đảo. Trong một lần đi công tác anh Thảo bị trúng mìn và bị thương, giờ là thương binh hạng 4/4.
Một gia đình có quá nhiều người bị thảm sát như thế, chỉ hai người còn sống đều đi theo cách mạng, người bị tù đày, người là thương binh. Thiết nghĩ, gia đình ông Phạm Trung xứng đáng được phong anh hùng và hưởng những chính sách ưu đãi của Nhà nước. Có thể nói, gia đình ông Phạm Trung cũng như nhiều gia đình khác trên đất nước này, mất mát hy sinh quá nhiều, đau thương quá lớn cho cuộc chiến tranh vệ quốc của dân tộc. Để rồi, hòa bình lập lại, không danh xưng, không truy tặng, họ quay về làng sống với nghề nông mưu sinh chân chất.
Ông Nguyễn Kỳ Tuấn cũng cho rằng, cách đây trên dưới 10 năm, mấy đoàn người Đại Hàn về đây phỏng vấn ông mấy lần. Ông có hỏi, những người thân còn sống ở đây đa số đều khổ thì có gì bù đắp cho họ không. Bọn chúng chỉ lắc đầu nói là sinh viên đi thực tế viết bài thôi chứ không dám hứa đền bù gì.
Ông Nguyễn Hữu Cơ là một trong những người may mắn thoát chết trong trận lính Đại Hàn thảm sát dân thường ngày 14/5/1966 tại xóm Soi, thôn Thọ Lâm, Hòa Hiệp Nam
Vùng đất này, những người dân vô tội bị thảm sát không phải là những chiến sĩ cộng sản nhưng họ là những lá chắn che chở cách mạng, nhưng đến hôm nay, người thân của họ cũng không nhận được bất cứ một sự trợ giúp nào của Nhà nước. Đó là điều làm cho chính người viết bài này cũng rất trăn trở.
Tôi gặp ông Phạm Công - Phó bí thư Thường trực Đảng ủy xã Hòa Hiệp Nam - nơi có 3 vụ thảm sát ở thôn Đa Ngư và Thọ Lâm để biết thêm về chế độ, chính sách dành cho thân nhân các gia đình bị nạn nhưng buồn thay, câu trả lời là không. Họ không nhận được bất cứ một chế độ, chính sách nào vì đơn giản, họ không thuộc diện thương binh, liệt sĩ. Bản thân ông cũng sinh ra và lớn lên trên mảnh đất này, nghe các cụ lớn tuổi trong xã kể về 3 vụ thảm sát trên, thấy rất đau lòng nhưng ngân sách địa phương có hạn. Trong khi địa phương là căn cứ cách mạng trước giải phóng nên lực lượng thoát ly rất đông. Hòa bình lập lại, hầu như gia đình nào cũng có ít nhất một người hoặc là thương binh, hoặc là liệt sĩ…, đau lòng nhất là có gia đình bị giết sạch trong các vụ thảm sát. Ông cũng cho biết thêm là cách đây 10 năm, phía Hàn Quốc đến địa phương đặt vấn đề. Đích thân ông dẫn đi gặp các nhân chứng còn sống và có đề nghị họ hỗ trợ một số tiền để xây dựng bia tưởng niệm các nạn nhân bị thảm sát trong năm 1966 nhưng chưa thực hiện được.
Lật lại cuốn “Lịch sử 30 năm đấu tranh cách mạng của nhân dân xã Hòa Hiệp”, riêng phần phụ lục ghi gần 1.000 liệt sĩ, đó là chưa kể hàng ngàn thương binh, bệnh binh và gia đình có công với cách mạng khác. Điều đó cho thấy, quá nhiều, quá nhiều sự hy sinh, mất mát, đau thương của người dân đã đổ xuống để giữ từng tấc đất quê hương.
Hàn gắn phần nào nỗi đau thương
Hòa bình lập lại, để bù đắp cho những mất mát mà thế hệ cha chú đã gây ra cho bao người dân vô tội ở miền Nam Việt Nam, Chính phủ Hàn Quốc và một số tổ chức phi chính phủ ở Hàn Quốc có những chương trình hỗ trợ xây dựng các công trình an sinh xã hội ở Hòa Hiệp. Trong đó có Trường tiểu học số 2 ở xã Hòa Hiệp Nam, Bệnh viện Hàn - Việt (nay là Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hòa) và Công viên Hòa bình Hàn - Việt ở xã Hòa Hiệp Trung.
Tôi đến thăm Trường tiểu học số 2 ở xã Hòa Hiệp Nam được xây dựng cách không xa “Bia căm thù” (được dựng lên cách đây mấy chục năm sau vụ thảm sát dân thường của lính Đại Hàn ở Vũng Tàu). Chiều tà, cổng trường im vắng, từng hàng phi lao vi vút thổi, gió mát, phía xa xa sóng biển vỗ bờ. Trẻ con ở đây giờ bình an cắp sách đến trường chứ không phải nơm nớp lo sợ có thể bị bắt đi bất cứ lúc nào, bị giết bất kể khi nào như cách đây 47 năm.
Công viên Hòa bình Hàn - Việt do bạn đọc Tạp chí Hankyoreh 21 (Hàn Quốc) đóng góp, xây dựng và đi vào hoạt động từ tháng 3/2003 nhằm phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí của cư dân địa phương. Ấn tượng nhất có lẽ là tác phẩm mỹ thuật hoành tráng có bán kính 3,5m, với phần khung bằng bêtông cốt thép và phần tranh hình vuông được lắp ở mỗi mặt 264 bức do các em thiếu nhi dùng vữa màu, gốm màu, những miếng sứ, sành nhỏ, đá cuội… vẽ trên viên gạch nung đất sét. Đây là tác phẩm do các họa sĩ nổi tiếng của Hàn Quốc, Việt Nam cùng 50 em thiếu nhi có năng khiếu hội họa của Nhà thiếu nhi Phú Yên thực hiện. Tác phẩm “Em vẽ tranh hòa bình” cũng là sáng kiến của Báo Hankyoreh 21 Hàn Quốc nhằm thể hiện tình hữu nghị, đoàn kết, hòa bình giữa hai dân tộc Việt - Hàn. Tuy nhiên, do xây cách xa khu dân cư và ít được sử dụng, cùng với sự ăn mòn của muối biển nên nhiều hạng mục nhanh chóng xuống cấp.
Trường tiểu học số 2 Hòa Hiệp Nam được xây dựng cách đây 10 năm, kinh phí do Hàn Quốc tài trợ
Bệnh viện Đa khoa huyện Đông Hòa nhưng người dân địa phương vẫn quen gọi là Bệnh viện Hàn Quốc được xây dựng để phục vụ cho nhân dân vùng bị trực tiếp ảnh hưởng của chiến tranh. Công trình có tổng kinh phí đầu tư trên 15,4 tỉ đồng, trong đó Chính phủ Hàn Quốc hỗ trợ 600.000USD cùng một số trang thiết bị y tế, phần còn lại do tỉnh đầu tư. Giờ người dân ở Hòa Hiệp có bệnh tật, ốm đau không phải mất hơn 20km ra bệnh viện tỉnh.
Theo ông Nguyễn Mười - Bí thư xã Hòa Hiệp Trung thì công viên có quy mô nhỏ, trò chơi thì cũng không có gì. Nó được xây chủ yếu như một biểu tượng của tình đoàn kết Việt - Hàn, trong công viên có ba quả trứng bằng đá mà theo quan niệm của dân tộc Hàn Quốc là biểu tượng của sự đoàn kết, hàn gắn. Còn bệnh viện hoạt động hiệu quả, rất khang trang, phục vụ cho 110.000 dân của huyện Đông Hòa, nhưng hiện nay đội ngũ y, bác sĩ trong bệnh viện còn thiếu, chưa tương xứng với một bệnh viện có quy mô như vậy.
Ngoài ra, ông Mười còn cho biết thêm là, kể từ sau khi hai công trình an sinh xã hội này được xây dựng thì cứ 1 đến 2 năm là có một đoàn người Hàn Quốc ghé đến tham quan, chụp ảnh, tặng quà lưu niệm. Người Hàn Quốc hôm nay đến để gặp nhân chứng, nhìn lại mảnh đất mà thế hệ cha ông họ một thời đến và gây nên nhiều tội lỗi. Sự tạ lỗi dù có muộn mằn thì cũng rất đáng trân trọng.
Liệu rằng, những hỗ trợ kinh phí để xây dựng trường học, công viên, bệnh viện có bù đắp được những mất mát mà lính Đại Hàn đã gây nên trên mảnh đất này? Chắc chắn là không. Nó chỉ là bù đắp phần nào và góp phần hữu hảo, hàn gắn, đoàn kết mà thôi. Giờ đây người dân Hòa Hiệp hằng ngày đều xem phim Hàn. Giới trẻ thì mê các chàng trai, cô gái Hàn sành điệu, đẹp lạ kỳ nhưng các cụ lớn tuổi xem mà vẫn cứ nhắc, hồi chiến tranh, tụi lính Đại Hàn nó xấu chứ có đẹp như bây giờ đâu. Nghe mà lòng thấy cay cay. Nói quên mà có quên được đâu, ký ức vẫn rõ mồn một đấy chứ.
Ngày nay, có lẽ nhiều bạn trẻ ở địa phương sẽ không hề biết về một quá khứ đau thương mà thế hệ ông bà, cha mẹ từng gánh chịu. Những cuộc thảm sát, vây bắt, lập vành đai trắng. Máu và máu đổ tràn bờ ruộng. Nước mắt đổ quá nhiều đến nỗi không thể khóc được nữa. Nó khô quánh. Nỗi đau thân xác có thể lành lặn theo thời gian nhưng nỗi đau trong tim, trong óc thì vẫn âm ỉ.
Giờ đây, nhiều người dân nơi này không muốn nhắc lại hai chữ “Đại Hàn”, vì nó quá kinh hoàng, quá khủng khiếp trong tiếng súng vang rền, bom mìn nổ inh tai, những khẩu đại liên độc ác đã giết đi bao sinh mệnh người thân của họ. Nhưng người ta vẫn xem phim Hàn, gọi Bệnh viện Hàn Quốc, Công viên Hàn Quốc, Trường học Hàn Quốc… để thấy rằng, dân tộc mình có lòng vị tha vô bờ bến. Chính điều này đã làm cho nhà báo Ku Su-joeng cảm thấy vô cùng an ủi. Dù rằng, hơn 40 năm qua, nỗi đau còn đó nhưng khi nhà báo Ku Su-jeong gặp lại các nhân chứng thì cô không thấy bất cứ sự hận thù, hằn học nào mà còn vỗ về, an ủi khi thấy cô khóc.
Hòa bình lập lại năm 1975 nhưng mãi đến ngày 22/12/1992, Việt Nam và Hàn Quốc mới thiết lập quan hệ ngoại giao trở lại. Từ đó đến nay, mối quan hệ hai nước ngày càng phát triển tốt đẹp. Hiện nay, đã có hàng trăm nghìn cô gái Việt Nam đang làm dâu tại Hàn Quốc. Ở Hòa Hiệp cũng có những cô gái xinh đẹp đi lấy chồng Hàn, có người sống hạnh phúc, có người vất vả nhưng qua đó thấy rằng, sự hận thù đã nguôi ngoai theo thời gian.
Chiến tranh, sự tàn sát đã tạo nên những hố ngăn cách trong lòng người nhưng hòa bình, hàn gắn sẽ dần làm mờ các vết thương cho bao người dân vô tội. Dân tộc Hàn Quốc đang hàn gắn mối quan hệ Việt - Hàn, mỗi năm đều có những đoàn người Hàn Quốc quay lại mảnh đất này và khóc. Họ khóc vì lòng vị tha, đôn hậu của dân tộc này trước những tội ác mà cha ông họ đã gây ra.
Phóng sự của Thiên Thanh
(Petrotimes)

Ba vụ thảm sát không thể lãng quên (Kỳ 1)


Ba vụ thảm sát không thể lãng quên (Kỳ 1)


Nếu vụ thảm sát hàng trăm dân thường ở Mỹ Lai - Quảng Ngãi (3/1968) do quân đội Mỹ thực hiện có phóng viên chiến trường ghi lại, trở thành một trong những vết nhơ tội ác của quân đội Mỹ ở chiến trường miền Nam Việt Nam thì những vụ giết dân thường vô tội của lính đánh thuê Đại Hàn ở các tỉnh Trung Trung Bộ trước năm 1975, đặc biệt là 3 vụ thảm sát ở xã Hòa Hiệp, Phú Yên trong năm 1966 không có bất cứ một bức hình nào lưu giữ.
Điều còn đọng lại có lẽ là những ký ức kinh hoàng của bao thường dân vô tội và sự dằn vặt ăn năn của các cựu chiến binh Hàn Quốc.
“Tìm và diệt”
Giờ đây khi xem những bộ phim Hàn Quốc, nhiều người lớn tuổi ở Hòa Hiệp vẫn thắc mắc sao lính Đại Hàn hồi qua xứ mình nó đen thủi đen thui mà giờ người nào cũng trắng trẻo, đẹp đẽ vậy. Vì 47 năm trước, những người Đại Hàn đặt chân lên xứ này không để lại một ấn tượng gì tốt đẹp, mà chỉ có tội ác chất chồng tội ác. Trước đó, trong quy định của quân đội Đại Hàn khi sang miền Nam Việt Nam làm lính đánh thuê cho Mỹ là “bình định, hành quân càn quét, bảo vệ các căn cứ quân sự của Mỹ và các đường giao thông chiến lược”; hoạt động chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng duyên hải Trung Trung Bộ như Khánh Hòa, Bình Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam.
Chiến lược quân sự mà quân đội Mỹ áp dụng ở Việt Nam lúc đó là “tìm và diệt”. Để phối hợp thực hiện chiến lược này, rút kinh nghiệm đối phó từ cuộc chiến tranh du kích với Bắc Hàn, quân đội Hàn Quốc đã áp dụng chiến lược quân sự “Căn cứ chiến thuật đại đội” - một hệ thống căn cứ phòng thủ tứ phương. Do đó, quân đội Hàn Quốc đã chiến lũy hóa căn cứ cấp đại đội của mình nhằm ngăn chặn sự công kích của đối phương, đồng thời cũng áp dụng chiến thuật tác chiến “xâm nhập ban đêm” để chống lại tình trạng “ban ngày quốc gia, ban đêm cộng sản” trong thế trận “chiến tranh nhân dân” ở nước ta.
Để đáp ứng nhu cầu vật chất cho lính Mỹ và chư hầu tại chiến trường Phú Yên, Mỹ gấp rút xây dựng khu căn cứ hậu cần Vũng Rô - Đông Tác. Lính đánh thuê Hàn Quốc được Mỹ dùng làm lực lượng mũi nhọn trong nhiệm vụ tìm, diệt và bình định.
Những viên đạn còn sót lại trong mộ được các gia đình tìm thấy khi di dời
Nằm trong chiến lược “tìm và diệt”, kể từ khi đến Việt Nam cho đến năm 1969, quân đội Hàn Quốc đã thực hiện 474 cuộc hành quân từ cấp tiểu đoàn trở lên và 264.335 cuộc hành quân thông thường. Cùng với những cuộc hành quân, càn quét là những vụ thảm sát dân thường Việt Nam của binh lính Hàn Quốc mà chủ yếu tập trung vào năm 1966-1967, khi chúng thực hiện càn quét, dồn dân nhằm lập vành đai trắng khủng bố tâm lý đối với Việt cộng vì hoạt động của họ mà thường dân bị sát hại; còn đối với dân thường, nếu chứa chấp Việt cộng thì bị trừng phạt nặng nề.
Tôi quay lại Vũng Tàu thuộc xã Hòa Hiệp Nam, nơi còn “Bia căm thù” cao sừng sững. Cách đây 47 năm, ngày 2/1/1966, khi quân Đại Hàn vừa đặt chân đến đây, nghi có cộng sản nằm vùng, chúng đã dồn dân vào một khu đất và xả súng giết chết 37 người, trong đó có một cụ già tên là Đào Khánh, còn lại là phụ nữ và trẻ em. Chị Lương Thị Phơi bụng mang dạ chửa, bị bắn gãy chân. Vết thương hành hạ cùng nỗi hoảng sợ, chị đã sinh con ngay trên vũng máu.
Anh Nguyễn Kỳ Tuấn (Phó chủ tịch phụ trách văn hóa - xã hội của xã Hòa Hiệp Nam) cho biết, trong 4 người còn sống sót sau vụ thảm sát này có Nguyễn Thị Trưng, hiện đang định cư tại Mỹ, bà Lê Thị Hạnh (dì ruột của anh Tuấn) hiện sống ở thành phố Hồ Chí Minh, còn anh và chị Nguyễn Thị Liền đều cư ngụ tại địa phương.
Anh còn nhớ cảnh nằm lẫn lộn giữa người chết và người bị thương. Chiều xuống khi lính Đại Hàn rút đi hết, du kích xã về tìm người còn sống và bị thương đưa đi trốn ở hang Xã, núi Cấm, Vũng Tàu (hang được đào từ nửa quả núi dưới thời chống Pháp, giờ đang chờ đợi để xây dựng thành khu di tích lịch sử - PV) còn người chết thì tiến hành chôn cất. Sau này, phát hiện dân cư ngụ trong hang Xã, lính Đại Hàn xịt hơi cay vào, mọi người bị ngộp chui ra và chúng đưa đi.
Tiếp sau đó, quân đội Hàn Quốc thảm sát 42 dân thường vô tội ở núi Một, xóm Soi, thôn Thọ Lâm vào ngày 14/5/1966, trong số đó gia đình ông Phạm Trung chịu đau thương nhất. Giờ đây đã 86 tuổi nhưng trí óc vẫn còn minh mẫn, ông kể mà ánh mắt như đầy lửa. Hôm đó, tên phiên dịch Ngô Tải dẫn một tiểu đội Đại Hàn ra núi Một để tìm cộng sản. Chúng bắt vợ của một chiến sĩ cộng sản nằm vùng (bà Lê Thị Thỡi) ra chỉ hầm bí mật: “Hầm bí mật của chồng mày nằm là hầm nào”. Viên phiên dịch Ngô Tải hỏi. Bà Thỡi nói không biết, chúng vả liên tiếp vào mặt bà, máu miệng chảy ra.
Chúng đe dọa: “Nếu hôm nay mày không chỉ thì mày chết”, bà Thỡi sợ quá chỉ hầm bí mật rồi dẫn con đi. Vừa chỉ xong tên phiên dịch Ngô Tải đến kéo nắp hầm lên thì ăn phải quả lựu đạn của hai chiến sĩ cộng sản bên dưới và chết tại chỗ, một tên lính Đại Hàn đứng gần bị đứt mất bộ phận sinh dục. Ngay sau đó, chúng gọi trực thăng đến chở người bị nạn đi băng bó rồi cho rải quân bắt hết dân trong làng không phân biệt già - trẻ, trai - gái dồn vào một đám đất vuông khoảng 150m2.
"Bia căm thù” được đặt tại xóm Vũng Tàu, thôn Đa Ngư, xã Hòa Hiệp Nam, nơi ghi dấu tội ác thảm sát của lính Hàn Quốc
Hai chiến sĩ cộng sản thì bung nắp hầm bỏ chạy nhưng không thể trốn chạy trước một tiểu đội lính Hàn Quốc được trang bị đầy đủ súng ống. Nên sau một hồi rượt đuổi, hai chiến sĩ cộng sản đã bị chúng xả đạn giết chết. Không dừng lại ở đó, trong cơn tức giận, chúng quay ra xả đạn giết hết dân trong làng. Sau trận xả đạn đầu tiên vẫn còn một số đàn bà, trẻ em bị thương bò lết ra xung quanh nhưng chúng quay lại lần nữa và xả đạn giết sạch.
Cuộc thảm sát đó, gia đình ông Phạm Trung mất tất cả 10 người gồm cha, mẹ, vợ, 4 đứa con, hai đứa em ruột, một đứa cháu. Lúc tiếng đạn bắn nghe rát mặt thì ông đang ở bên kia sông, cách nơi xảy ra vụ thảm sát khoảng 4 cây số. “Sáng đó tôi còn ra đồng cuốc đất, cuốc bờ làm ruộng, tát nước và khi mặt trời lên được hai cây sào thì về nhà uống nước. Gần đến nhà thì thấy tụi Đại Hàn tràn xuống, tôi lánh ra đồng trốn luôn. Ai có ngờ”. Nói đến đây, giọng ông nghẹn lại. “Cứ ngỡ chúng đi tìm cộng sản thôi chứ ai ngờ đâu chúng dồn hết dân thường và giết sạch, trong đó có 10 người thân trong gia đình tôi. Thật quá nhẫn tâm”.
Được sống và kể lại
Chiến tranh, trong sự tang thương chết chóc vẫn có những điều kỳ diệu, anh Nguyễn Kỳ Tuấn sống sót qua vụ thảm sát ở Vũng Tàu là nhờ tình mẫu tử. Mẹ ông lấy thân mình che đứa con trai 7 tuổi để hứng làn đạn oan nghiệt và chết trước mắt con mình. Anh còn nghe các chú du kích kể lại, chiều hôm đó còn có bé Liền vẫn ngậm vú mẹ trong khi mẹ đã chết và thật kỳ diệu em vẫn sống sót.
“Hồi nhỏ tôi hay đội mũ tai bèo, trước khi mất, mẹ tôi xé cái mũ ra và bỏ 800 đồng vào và nói khi nào con gặp người quen thì hãy đưa còn gặp người lạ thì đừng đưa. Rồi mẹ tôi chết. Tôi đi lang thang sau đó du kích xã về, đưa tôi xuống hang Xã ẩn náu, tay tôi vẫn ôm khư khư cái mũ cho đến khi gặp được cậu tôi. Hôm sau, chúng bắt trẻ em đưa lên Đông Tác - Phú Lâm giam vì cho rằng, chúng tôi là con của cộng sản. Một ngày sau được thả về, mặt mày, tay chân tôi vẫn còn dính máu”, anh Tuấn như đang sống trong những ngày tháng tuổi thơ dữ dội đó. Trong gia đình anh, ngoài mẹ, còn có mợ và con của cậu trạc tuổi anh đều bị giết, còn lại là hơn 30 gia đình, mỗi nhà mất 1 đến 2 người.
Ông Phạm Trung (86 tuổi) có 10 người thân bị giết trong vụ lính Đại Hàn thảm sát dân thường ở xóm Soi làm 42 người chết
Còn vụ thảm sát ở núi Một, xóm Soi, Thọ Lâm, Hòa Hiệp Nam thì có 42 người bị giết hại, cũng đa số là phụ nữ và trẻ em. Nhà ông Phạm Trung có 10 người bị sát hại nhưng may mắn là ông còn đứa con trai tròn 6 tuổi, nhờ núp sau lùm tre dày mà sống sót, ngày đó anh Phạm Thảo sợ hãi khóc đến không còn nước mắt. “Chúng bắn xong rồi đến khi mặt trời lặn thì rút đi, tôi quay về làng để tìm người thân nhưng không còn ai. Tranh thủ chôn trong đêm rồi sáng mai rút đi chứ đâu dám ở lại làng, mà làng có còn gì đâu, chúng đốt sạch rồi”, ông Phạm Trung nhớ lại.
Dường như tội ác thấu cả trời xanh nên khoảng 10 giờ trưa hôm ấy, trời đổ cơn mưa giông rất to giữa trưa hè oi bức. Nước mưa quyện với máu của bao thường dân vô tội chảy tràn cả mặt ruộng. Tanh không thể tả nổi. Ông còn nhớ: “May mà sau khi chúng giết mọi người, 3 ngày sau tự nhiên làng tôi không một tiếng súng nên bọn tôi mới về chôn hết tất cả mọi người. Hồi đó, vợ tôi mới sinh con được 4 tháng, bắn rồi, con tôi leo lên bụng mẹ tìm vú bú chứ nó nhỏ quá có biết gì đâu, thế mà chúng lại xả súng bắn lần hai làm con tôi chết mà miệng còn ngậm vú mẹ. Chúng ác lắm”. Cứ thế ông lẩm bẩm. “Ác lắm. Chúng ác lắm”.
Giữa tháng 3, đất đồng khô nẻ mà đào 44 huyệt mộ chôn cất trong trạng thái lo lắng là lính Đại Hàn có thể ập đến bất cứ lúc nào. Cứ thế, từng huyệt mộ được đào một cách vội vã thì từng ấy con người còn trong trạng thái bê bết máu nằm xuống mãi mãi ở núi Một, xóm Soi, Thọ Lâm, Hòa Hiệp.
Anh Nguyễn Kỳ Tuấn là 1 trong 4 đứa trẻ sống sót sau vụ thảm sát ở Vũng Tàu làm 37 người chết
Ngoài đứa con trai Phạm Thảo của ông Phạm Trung may mắn sống sót thì có hai mẹ con bà Nồng, nhờ nhanh trí mà ngã xuống trước khi chúng xả súng nên hai mẹ con bà đều sống. Nhưng mẹ bà Nồng đã mất cách đây mấy năm, còn cô gái ngày ấy 2 tuổi được mẹ lấy máu trét lên đầy người để đánh lừa tụi lính đánh thuê Đại Hàn tôi không có may mắn gặp trong dịp này.
Hỏi ra mới biết, ông Phạm Trung là một chiến sĩ cộng sản kiên trung nằm vùng tại cơ sở nhưng đến tháng 2/1971 thì bị lộ và bị bắt đưa đi đày ở Côn Đảo, mãi sau khi hòa bình lập lại mới được trở về quê hương. Tôi lặng người trước câu chuyện của gia đình ông. Một câu chuyện chưa có hồi kết. Nó còn dai dẳng và ám ảnh nhiều cuộc đời, nhiều số phận sau chiến tranh mà ông là một trong những nhân chứng sống còn lại.
Tiếp sau đó là vụ thảm sát đẫm máu tại Cồn Rẫy, thôn Đa Ngư, gần 40 đồng bào đang đi làm ăn trên sông Bàn Thạch bị chúng xả đạn giết hết. Nguyên nhân của các vụ thảm sát đẫm máu này, theo ông Trần Văn Ngãi, một du kích địa phương thời chống Mỹ cho rằng: “Hồi đó chủ trương của mình là làm cách mạng thì bám vào dân. Phải có dân ở lại làng để giấu cán bộ cách mạng nên khi bị lính Đại Hàn phát hiện thì lực lượng du kích địa phương nổ súng chống lại chúng. Rồi chúng kết luận là dân ở đây chứa chấp cộng sản nên chúng tập trung dân lại, đánh đập, giết hại…”.
Khi gặp ông Đào Duy Ngừa, bộ đội thoát ly ra Bắc năm 1954, năm 1963 bí mật về Nam hoạt động cách mạng thì biết thêm nguyên do đưa đến những vụ thảm sát dân thường đẫm máu ở Hòa Hiệp liên tục trong năm 1966 vì cách đó không xa, khoảng 10km là khu vực núi Đá Bia. Đây là cơ sở cách mạng, trong đó có lực lượng vũ trang, lực lượng bán vũ trang, lực lượng chính trị, tiếp đến là khu Bãi Xép, rồi qua một con sông (giờ có cây cầu Đà Nông bắc qua con sông này, nối liền tuyến đường từ sân bay Đông Tác xuống khu di tích Vũng Rô. Nơi đây, trước năm 1975 là bến đậu của các con tàu không số của đường mòn Hồ Chí Minh trên biển) là đến các thôn Phú Lạc, Đa Ngư, Thọ Lâm nên người dân ở vùng này luôn nằm trong tình trạng bị nghi ngờ là cộng sản nằm vùng hay che chở cho Việt cộng.
Anh Phạm Thảo - đứa con duy nhất còn sống sót của ông Phạm Trung (thương binh 4/4)
Hằng năm, khi tiết trời bắt đầu oi ả, những cánh đồng đã gặt xong, chỉ còn trơ lại rạ khô, người dân ở hai thôn Thọ Lâm, Đa Ngư nhớ lại những thảm cảnh ngày xưa trong các đám giỗ tập thể. Ngày 24/3 âm lịch, ông Phạm Trung giỗ cha, mẹ và vợ, còn người con trai duy nhất của ông thì giỗ chị gái và ba đứa em. Anh Thảo còn nói: “Thương nhất là cả nhà bà dì tôi đều bị giết hết nên giờ mỗi lần giỗ chị và các em đều mời cả dì và 6 người con của dì về cùng”.
Nói về cảm xúc những ngày ấy, anh Thảo cũng như bao người dân ở Hòa Hiệp đều cho rằng: “Chiến tranh qua rồi. Giờ có thù ghét, có trả thù cũng đâu có được gì. Sau chiến tranh, có lần tụi Hàn Quốc về làng, rồi chính quyền địa phương xin tiền để xây bức tường xung quanh núi Một, xóm Soi, ghi lại ngày tháng, tên tuổi những người bị thảm sát. Tụi nó gật đầu xong rồi đi luôn đến giờ”. Anh còn cho biết thêm là, trước đó có Bí thư xã Ngô Văn Sơn nói để làm khu di tích chiến tranh nhưng rồi sau chẳng thấy ai nói gì nữa cả. Cũng đáng tiếc, giờ thì đất đai quanh khu này được ủi làm các đìa tôm hết rồi. Mồ mả người thân cũng dời ra nghĩa trang.
Anh Nguyễn Kỳ Tuấn cũng cho rằng: “Chiến tranh thì phải chấp nhận thôi chứ có ai muốn vậy đâu. Có đòi hỏi quyền lợi thì có được gì. Thế hệ cha anh nó làm chứ tụi nó có làm đâu mà đòi tụi nó. Hàn Quốc thì đánh thuê cho Mỹ”. Anh Tuấn còn nhớ năm 2003, khi tổ chức khánh thành Công viên Hòa Bình Hàn - Việt, họ có nhờ ông cung cấp danh sách và mời tất cả những gia đình có thân nhân bị giết trong 3 vụ thảm sát đến dự lễ. Thế hệ sau hối lỗi và tạ tội thay cho thế hệ trước vì những lỗi lầm đã gây ra trong quá khứ.
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ của Cục Nghiên cứu thuộc Tổng cục Chính trị (Quân đội Nhân dân Việt Nam), có hơn 5.000 thường dân Việt Nam đã bị lính Đại Hàn thảm sát. Còn theo phát biểu của bà Nguyễn Thị Bình, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Chính phủ lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại Hội nghị Paris năm 1973 thì tổng số vụ thảm sát đó lên đến 3.000 vụ. Tuy nhiên, căn cứ trên cơ sở thực tế khi đi điền dã và các nguồn tư liệu khác, tác giả cuốn luận án tiến sĩ "Mối quan hệ Việt - Hàn trong và sau chiến tranh của Mỹ tại Việt Nam (1955-2005)" Ku Su-jeong thống kê được khoảng 9.000 dân thường bị giết hại trong tổng số 80 vụ thảm sát do binh lính Hàn Quốc gây ra. Chính Ku Ju-jeong viết: "Số lượng cũng như tính chất tàn bạo của các vụ thảm sát này thực sự là một vết hoen ố trong quan hệ giữa hai dân tộc Việt - Hàn".

(Xem tiếp kỳ sau)
Phóng sự của Thiên Thanh
theo http://petrotimes.vn

KỲ 4 : CHUYỆN KINH DỊ XỨ VINA

Tiếp Tục lại là chuyện về xứ VINA.
kỳ 4 :
CHUYỆN KINH DỊ XỨ VINA
Lần này là một chuyện mang tính kinh dị,đề nghị bạn đọc cân nhắc kĩ trước khi đọc bài,tránh trường hợp đọc xong tối về mất ngủ lại đổ lỗi cho tôi.
Lần trước tôi đã kể về chuyện tưởng đùa hóa thật của xứ VINA-thói quen ăn thịt chó bị chửi là không văn minh,là vô nhân tính. Gác lại chuyện này ta sẽ đến với câu chuyện vô cùng thú vị và kinh dị dưới đây,chuyện này liên quan mật thiết đến các bạn trẻ.
Chuyện kể rằng,vào những năm xa xưa,khi xứ VINA còn đang đánh nhau với NT tơi bời khói lửa,có một loài mới,loài này cùng phe với loài NT đã đến và giết ND xứ VINA một cách vô cùng tàn bạo. Tên gọi loài này là NGƯỜI HÀN. Với hàng trăm cuộc thảm sát trong đó trên 43 vụ số người chết vượt quá 100 người/vụ như ở Bình An,Bình Hòa,Cây đa dù(Thái bình...) và nhiều nơi khác nữa mà tôi không kể hết ra đây.
Tạm gác lại lịch sử,tạm gác lai mất mát đau thương của ND xứ VINA ta quay trở lại hiện thực.
Trong nền VĂN MINH mới nổi gần đây,có một thứ VĂN MINH được giới trẻ đặc biệt yêu thích. Có thể nói rằng được yêu thích nhất sau TÂY-Đó là Kpop."NHẤT TÂY NHÌ KPOP".
Nói về âm nhạc ở xứ VINA thì có hàng trăm,hàng ngàn thể loại nhạc khác nhau. Để mà học thì một người có mà học cả đời không biết hết được tinh hoa của âm nhạc truyền thống. Điển hình như cải lương,trầu văn,quan họ,nhã nhạc cung đình..v..v... Cùng hàng trăm thể loại khác.
Nhưng những thứ nhạc này có thể coi là GIÀ,không hợp với lứa tuổi và không đem lại nhiều cảm xúc cho giới trẻ xứ VINA. Trước hết là phải hát nhạc TÂY mới thể hiện cảm xúc,Tiếng VINA bị giới trẻ chê là nghèo nàn,là không thể dùng để diễn tà hết cảm xúc của giới trẻ,không thể phát huy được tài năng và tinh hoa vủa giới trẻ.v..v.. Có khá nhiều cuộc thi được tổ chức ra mà ban giám khảo chỉ khoái nhạc TÂY,thế là phụ huynh rầm rầm bắt con em học nhạc TÂY,hát tiếng TÂY để thi cho tốt.  Bài sau sẽ kể rõ hơn về phong cách nhạc TÂY và hát tiếng TÂY này,ta quay lại chủ đề chính. Chuyện kinh dị về kpop.
Giới trẻ VINA nổi tiếng được thế giới biết đến là lớp trẻ GIỎI NGOẠI NGỮ nhất thế giới. Từ đứa trẻ học lớp 6 cho đến sinh viên năm cuối đều thích nghe nhạc HÀN,và họ nói là họ HIỂU mới hay. Vấn đề này được một ông nào đó đem ra mổ xẻ,và thế là sự thực được trưng bày. 98% Fan ỘP PA không hiểu những gì mình nghe !
Để biện minh cho mình,các FAN lập tức lấp liếm rằng nghe nhạc chủ yếu bằng...MẮT chứ không cần phải hiểu họ hát gì. Cơ bản là các ỘP PA rất đẹp,một vẻ đẹp mê hồn mà ai cũng biết rằng toàn chắp vá. Ông đàn ông thì lại chẳng khoái đàn bà mà chỉ khoái...thằng bạn mình. Cô gái trẻ đẹp như tiên chẳng khoái đàn ông mà chỉ khoái...chị đồng nghiệp. Có kẻ độc mồm nói : CÁI NGƯỜI KIA MỔ RA BÊN TRONG KHÔNG CÓ SILICON THÌ TAO BÉ...
 Thôi thì kệ thiên hạ muốn nói sao thì nói,các FAN vẫn cứ mê ỘP PA một cách điên cuồng. Ở một nhà nọ,có một bà nọ vì lý do nào đó mà xé ảnh ỘP PA của con gái mình. Thế là ngay lập tức trên facebook của cô con gái xuất hiện một stt to tổ trảng : "MÀY TƯỞNG MÀY ĐẺ RA TAO MÀ TO À,MÀY CHO TAO CUỘC SỐNG NÀY NHƯNG ANH ẤY CHO TAO TINH THẦN. MÀY LÀM THẾ MÀ ĐƯỢC À ? CHẾT ĐI CON CHÓ".
Và không ngạc nhiên gì stt này đã được share nhiệt tình,cùng với những bình luận mà khỏi nói ai cũng biết.
Và Một ngày nọ,có một đám người bên xứ HÀN sang VINA biểu diễn và hát hò. Các FAN chờ đón từ sân bay cho đến khách sạn,chạy theo hò hét và khóc lóc. Cảnh ngất lên ngất xuống trở thành quá bình thường trong đống hỗn loạn đó. Có FAN còn hôn ghế một anh ỘP và coi đó là niềm vinh dự lớn nhất đời mình, có FAN thì khóc lóc nói sẵn sàng chết nếu được chạm vào người ỘP một lần..vân vân.
Các ỘP thì có thể rằng ngạc nhiên,bất ngờ hay gì gì đó mà trốn như gặp ma. Không thèm liếc mắt với các FAN một cái,xuống máy bay vội vội vàng vàng chuồn ra xe và quit thẳng.
Nếu có ai nhìn thấy cảnh đó có lẽ rằng sẽ phải khóc,khóc vì các nhà làm phim kinh dị từ xưa đến nay đều quá vô dụng khi mà tất cả các cuốn phim kinh dị nhất mọi thời đại cũng không thể rùng rợn và đáng sợ bằng cảnh các FAN đón ỘP PA...
Các FAN có người biết,có kẻ không hoặc có kẻ giả vờ không biết một sự thật đắng lòng rằng :

NGƯỜI HÀN QUỐC COI RẺ NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BẰNG LOÀI HẠ ĐẲNG.

Nguyên nhân tại sao thì hãy để các bạn trả lời !

Đón đọc kỳ tới : CÂU CHUYỆN VỀ ÔNG VĂN MINH

Đọc các kỳ trước tại :
kỳ 1 :
 http://vuxuanquyet.blogspot.com/2013/08/cong-ancanh-sat-la-nguoi-ngoai-hanh-tinh.html
kỳ 2 :
http://vuxuanquyet.blogspot.com/2013/08/cong-ancanh-sat-la-nguoi-ngoai-hanh-tinh.html
kỳ 3 : http://vuxuanquyet.blogspot.com/2013/08/chuyen-xu-vina-phan-3.html
Hoặc vào http://vuxuanquyet.blogspot.com/search/label/G%C3%93C%20NH%C3%8CN để đọc cả 3 phần.



Thứ Hai, 26 tháng 8, 2013

KỲ 3 : CHUYỆN XỨ VINA

Đúng là muốn rời khỏi cái xứ VINA này cũng không dễ chút nào. Tôi đã định âm thầm và lặng lẽ để rút vậy mà cứ định cất bút đi thì lại có chuyện ập đến. Lần này thì câu chuyện không những giống phim viễn tưởng mà lại còn rùng rợn hơn cả phim kinh dị. Nhưng lại có thật,và thật đến không còn gì thật hơn ở cái xứ VINA này.

Cụ thể là thế này,loài NT sau khi bị loài ND do loài CS lãnh đạo đánh cho chạy té khói thì...bây giờ làm bạn với cả hai loài. Ừ thì vì nhiều lý do và vì tuân theo sự phát triển của địa cầu,vì hòa bình,ổn định khu vực và phát triển kinh tế nên làm bạn nhau là điều tất nhiên. Trong hơn 20 năm qua,xứ VINA đã thay da đổi thịt một cách chóng mặt. Nhiều người biết suy nghĩ và so sánh còn không tin là xứ VINA lại giàu đẹp,tự do và dân chủ như bây giờ. Ấy nhưng đó lại không phải là vấn đề 
Tạm bỏ qua tình bạn bè kia đi,ta đến với nhân vật chính của câu chuyện- CON CHÓ.
Một ngày đẹp trời nọ,có một ông NT sang xứ VINA ăn chơi và du lịch.
Chứng kiến cảnh ND ăn thịt chó,Ông thốt ra một câu làm điên đảo cả xứ VINA. "CHÓ LÀ BẠN CON NGƯỜI,ĂN THỊT CHÓ LÀ VÔ NHÂN TÍNH". Có mấy cậu tiểu đồng ở đâu đó nghe tin này BÈN lập tức điều tra thực hư. Sau khi đã điều tra được người nói câu này chính là ÔNG TÂY,và nhất là ông này đến từ XỨ TÂY,ở đó nghe nói vô cùng VĂN MINH. Thế là lập tức có một phong trào tẩy chay thịt chó ở xứ VINA. Cứ người nọ chửi người kia,cô này chửi bác nọ,cháu này chửi chị nọ vì..ĂN THỊT CHÓ.

Đáng cười ở chỗ ở cái xứ VINA và một vài xứ lân cận thì chó chỉ là con vật nuôi để giữ nhà,và để làm đồ ăn(thịt chó chứa rất nhiều đạm). Cho dù có quý thế nào đi nữa thì cũng chỉ giới hạn ở cá nhân,cá nhân đó thương yêu động vật và có nhiều tình cảm với loài có đức tính trung thành này thì không ăn thì chẳng ai nói gì cả. Còn tập quán ăn thịt chó thì nó đã có từ hàng ngàn năm rồi. Xứ VINA còn có câu :
" Sống trên đời không ăn miếng dồi chó
Xuống dưới âm phủ biết có có hay là không ? "
Nếu nói là thân thiết và gần gũi với ND nhất thì phải là con trâu, chứ không phải con chó. Nhưng dù có là trâu hay là chó hay con vật nào đi nữa ở cái xứ VINA này thì cũng chỉ làm đồ ăn hoặc phục vụ sản xuất.

Ấy vậy mà ND ở xứ VINA lại bỏ ngay con trâu là bạn ra khỏi tiềm thức,thay vào đó là con chó. Con chó có ĐỊA VỊ kể từ ngày ÔNG TÂY NÓI. Nếu tìm trong lịch sử xứ VINA thì chắc chắn rằng cả vài ngàn năm nay đến cái thế kỉ 21 này con chó nó mới có địa vị lớn như vậy.
Có nhiều ND còn chửi nhau ầm làng ầm xóm,con cái còn cãi chửi lại cha mẹ chỉ vì...ăn thịt chó. Hàng trăm vụ giết nhau cũng chỉ vì con chó,Và trên cái mà gọi là "cộng đồng mạng" nổ ra một cuộc khẩu chiến vô tiền khoáng hậu. Giới ăn thịt chó bị giới TẨY CHAY BỌN ĂN THỊT CHÓ chửi rủa đủ các kiểu. Và thế là hai bên chửi nhau ngày này qua ngày khác,tháng này qua tháng khác. Và cũng chẳng hiểu kiểu gì,phe VĂN MINH yêu chó có rất nhiều lời chửi phe kia là "NGU NHƯ CHÓ" ! ...!...!...! Khó hiểu vô cùng !
Kẻ am hiểu thì đau xót vì tình đòan kết xứ VINA,tình yêu thương đồng loại bị khá nhiều ND xứ VINA thay bằng "TÌNH ĐOÀN KẾT NGƯỜI-CHÓ,TÌNH YÊU GIỮA CHÓ-NGƯỜI"...
Kẻ thô lỗ thì hùa theo mà chửi,chỉ có duy nhất một người chiến thắng tuyệt đối,người cười hạnh phúc khi chứng kiến cuộc chiến này ở xứ VINA. Người đó chính là ÔNG TÂY.

Đón đọc phần tiếp theo :
CHUYỆN KINH DỊ XỨ VINA

CÔNG NGHỆ CHẾ TẠO DÂN OAN


Công nghệ chế tạo dân oan

Vài năm trở lại đây, lướt web hay chơi mạng xã hội chúng ta hay nghe từ “Dân oan” và các thuật ngữ đi kèm kiểu như “ luật sư triệu dân oan”, Đi mà hỏi bà con buôn bán , nông dân , anh chị em công nhân, các bác hưu trí …về thuật ngữ này ai cũng ngơ ngác chẳng hiểu mô tê gì . “Dân oan “ là sản phẩm được các nhà rân chủ gia công sản xuất nhằm phục vụ cho công cuộc hành nghề rân chủ . Nói cách khác cho dễ nghe thì tạo “ dân oan “ là quy trình công nghệ tinh xảo , người làm ra “ dân oan “ là kỹ sư lành nghề .
I. Nguyên liệu đầu vào
“dân oan” trước hết là dân Việt Nam đang không hài lòng về các giao dịch đất cát hay quyết định của chính quyền,. Những người dân này dù có bao nhiêu tiền trong tủ đi nữa thì các nhà rân chủ luôn mô tả họ rất nghèo, rất đáng thương , “Dân oan” thì phải nghèo mới ép phê. Nguồn nguyên liệu cho quy trình gia công “ dân oan “ có hai loại.
Loại tốt nhất là những người dân có đất đang được quy hoạch làm khu du lịch hay khu công nghiệp , xây đô thị mới . Một mô tip thường gặp là các bác dân nhà ta đã thỏa thuận giá cả đền bù với nhà đầu tư chán chê rồi ký cái rẹt , nhận ngay một cục tiền . Ngày tháng dần trôi, cục tiền được ăn tiêu gần hết , chủ đất liếc ngang làng xã kề bên có giá đền bù cao hơn thế là các bác ấy ăn vạ đòi chủ đầu tư trả thêm tiền mới chịu giao đất . Máy ủi đến san lấp mặt bằng thì các bác xếp hàng chắn ngang, dọa mần thịt mấy anh lái máy ủi. Giằng co cù cưa rần rần thế là các nhà Rân chủ nhảy xổ vào ngay., Nguồn nguyên liệu quý như vàng là đây …( oan kiểu này phải gọi là Oan Thị Mầu )
Loại nguyên liệu thứ hai ít gặp hơn là người dân có vướng mắc trong chia chác đất đai với người thân . Anh chị em cha mẹ trong gia đình phân chia đất đai không đều nên nhờ đến Chính Quyền (CQ), CQ dựa vào luật mà phân xử .Kết quả tất nhiên sẽ làm các bác được chia ít hơn không hài lòng thế là các bác ấy nghỉ chơi với CQ , không xem quyết định của CQ vào đâu ., các bác ấy đòi tự xử . Ngay từ đầu không tự xử được phải nhờ luật pháp, rồi chán luật pháp tỉnh bơ như ruồi .Rốt cuộc CQ bắt buộc dùng biện pháp cưỡng chế bắt buộc thực hiện theo quyết định thì họ "tố" CQ thông đồng ới ông A bà B nào đó trong họ tộc ăn chia Lúc này CQ không theo ý bọn họ thế là bọn họ hô hoán bảo CQ đàn áp, cướp đất, móc nối thông đồng ăn chặn đất đai của họ rồi kéo nhau lên TW thưa kiện. TW cho điều tra xác minh rõ ràng trả lời họ không khác so với CQ cơ sở thì họ ko chịu lại ăn vạ ở Thủ Đô .
II. Nước bọt và internet ra tay
Khi “dân oan “ không chịu giao đất , các nhà Rân chủ sẽ viết giùm họ vài cái biểu ngữ “ CQ cướp đất “ , “ CSVN cướp đất dân “ cho họ cầm để chụp hình . các biểu ngữ phải được viết bằng sơn đỏ ngệch ngoạc cho giống …..biểu ngữ máu , thế mới có hiệu ứng .
Với các bác dân ăn vạ ở Thủ đô cả nửa năm , tiền bạc hết sạch thì các nhà rân chủ tài trợ chút tiền còm sống qua ngày , các bác dân oan này cứ trả lời phỏng dzấn theo ý các nhà rân chủ mớm cho .
Những hình ảnh và video clip “dân oan” được các nhà rân chủ post đi tràn ngập kèm các bài viết kết tội chính quyền là cường hòa ác bá., khắp nước nơi đâu cũng là đồng Nọc Nạn .Các ảnh tất nhiên lờ tịt đi cái gốc rễ của sự việc. Một nửa đội dép tổ ong vẫn là dép tổ ong dù nó chỉ có một chiếc. Một nửa sự thật không thể là sự thật . Dư luận có suy nghĩ mặc định là CQ nắm quyền lực , CQ sai chứ dân đenn làm sao mà sai được . Ở thời buổi bão thông tin , người đọc ít khi tìm hiểu chi tiết một sự kiện , đọc tin thường lướt vèo vèo qua rừng câu chữ và nhìn ảnh để rồi tin lời các lều báo một cách hồn nhiên .
III . Sư thật .
Trên đời khó có một hệ thống công quyền nào hoạt động trơn tru đến mức không có sai phạm ngay cả những nước có nền cộng hòa vài trăm năm tuổi như Anh, Hy Lạp, Mỹ….Thực sự Việt Nam có những người dân bị oan khuất trong đền bù , thu hồi đất. Đó là dân oan chính chủ và các nhà rân chủ chả mấy khi tiếp cận họ được để mà gia công. Lý do là họ theo đúng trình tự pháp luật và tin tưởng vào các cấp cũng như Trung Ương để có có được công bằng . Báo chí cũng là một kênh giúp người dân đấu tranh với sai phạm. Những năm qua có nhiều vụ oan khuất như thế được giải quyết mà chả thấy bóng dáng các nhà rân chủ đâu . Các nhà rân chủ , các luật sư “ triệu dân oan “ làm được cái gì ngoài chuyện xúi người dân bạo động , phá hủy luật pháp ?

Translate